Chủ quan với virus Zika
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo, phụ
nữ phụ nữ mang thai và những người có kế hoạch mang thai nên tránh đi
đến nơi có virus Zika lưu hành và nên sử dụng các loại thuốc chống côn
trùng để phòng ngừa muỗi đốt. Nếu bạn tình đã đi du lịch tới một khu vực
có dịch Zika thì nên sử dụng bao cao su để ngăn chặn sự lây lan của
virus.
Tuy nhiên, nhiều người còn chủ quan và chưa có biện pháp phòng
ngừa. Virus Zika vẫn đang được cho là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trẻ
sơ sinh mắc dị tật đầu nhỏ và hội chứng gây tê liệt toàn thân.
Virus
Zika lây truyền qua vết muỗi đốt, có thể lây qua đường máu giữa người
với người, truyền từ mẹ sang con khi sinh nhưng không lây qua sữa mẹ và
có thể lây truyền qua đường tình dục.
Ăn cho hai người
Gần 50% phụ nữ tăng cân không kiểm soát trong thời gian mang thai,
theo một nghiên cứu trên tạp chí Obstetrics & Gynecology bởi cho
rằng vì họ đang mang thai nên phải tăng gấp đôi lượng calo. Những phụ nữ
bị béo phì trong khi mang thai tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu,
sinh non, khó sinh, tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, tiền sản giật,
ngưng thở khi ngủ và cục máu đông.
Trẻ sinh ra từ những bà mẹ béo phì
cũng có nhiều khả năng mắc dị tật bẩm sinh và béo phì. Viện Dinh dưỡng
của Mỹ khuyến cáo phụ nữ có chỉ số khối cơ thể bình thường (BMI) cần
thêm 340 calo mỗi ngày trong 3 tháng giữa và có thêm 450 calo mỗi ngày
trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Tuy nhiên, nếu bạn mang thai đôi, thừa cân
hoặc béo phì, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ
ăn uống thích hợp.
Tránh quan hệ tình dục
Trừ khi theo chỉ định của bác sĩ là nên kiêng quan hệ nếu bạn gặp một
vấn đề nào đó về sức khỏe thì không có lý do gì bạn ngừng yêu trong
thời gian mang thai.
Trong thực tế, nếu bạn mang thai đủ tháng, quan hệ
tình dục có thể làm mềm cổ tử cung và gây ra các cơn co thắt tử cung
khiến thai phụ chuyển dạ dễ dàng hơn. Bạn có thể sáng tạo với các vị trí
khác nhau để thoải mái và tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Không tiêm vaccine
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh vì những thay đổi hệ thống
miễn dịch trong khi mang thai. Trong thực tế, một nghiên cứu trên tạp
chí Pediatrics cho thấy những đứa trẻ có các bà mẹ được tiêm vaccine cúm
đã giảm 33% khả năng phải nhập viện vì bệnh hô hấp trong 6 tháng đầu
tiên sau khi sinh.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC)
cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai nên được tiêm vaccine phòng bệnh ho gà ở
tháng thứ 7 thai kỳ để bảo vệ bé trước khi được tiêm vaccine ho gà lúc
đủ 2 tháng tuổi.
Tránh tập thể dục
Tập thể dục rất có lợi cho cả mẹ và bé, nhưng nhiều phụ nữ tránh tập
luyện cơ bụng trong khi mang thai bởi vì họ sợ có thể làm tổn thương
thai nhi. Tuy nhiên, tập thể dục đúng cách theo hướng dẫn bác sỹ không
những không gây hại mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ té ngã và chấn thương
khi mang thai; giảm nguy cơ căng thẳng, trầm cảm.
Không sử dụng thực phẩm bổ sung
Khi mang thai, hầu như nhu cầu về vitamin và khoáng chất trong cơ thể
phụ nữ đều tăng lên. Thực phẩm tự nhiên sẽ không đủ cho phụ nữ mang
thai vì các vitamin và khoáng chất rất dễ bị phân hủy trong quá trình
chế biến và đun nấu.
Do đó, sử dụng thêm sản phẩm thực phẩm chức năng
dành cho phụ nữ mang thai để gia tăng lượng dưỡng chất cần thiết trong
thời kỳ này là việc cần thiết để có thai kỳ khỏe mạnh.
Quá căng thẳng
Một số nghiên cứu cho thấy mẹ bị căng thẳng trong thai kỳ có thể gây
ra một số vấn đề trong thời thơ ấu của trẻ, chẳng hạn như gặp khó khăn
trong việc tập trung hoặc hay sợ hãi. Căng thẳng cũng ảnh hưởng đến sự
phát triển trí não và hệ thống miễn dịch của em bé trong bụng mẹ.
Ngoài
ra, cơ thể mẹ và bé đều trải qua những thay đổi lớn và cần rất nhiều
năng lượng mỗi ngày. Hãy đi ngủ đúng giờ và ngủ bù bất cứ khi nào có thể
để mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt nhất.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!