Triển lãm cũng đồng thời tạo ra một cuộc đối thoại nghệ thuật giữa các tác giả truyện tranh của hai quốc gia.
Tác phẩm miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ dân tộc Dao Đỏ.
Triển lãm “Thế giới cần nữ siêu anh hùng” trưng bày 64 tác phẩm của 62 nữ tác giả, nhóm tác giả đến từ Việt Nam và Tây Ban Nha. Các tác phẩm tại triển lãm được thể hiện đa dạng về chủ đề và hình thức. Từ đó, tạo nên một cuộc hành trình của các nữ hoạ sĩ, với khao khát mang đến cho độc giả những tác phẩm giá trị và ý nghĩa. Đồng thời, các tác phẩm cũng cho thấy sự sáng tạo vô hạn của những người phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực truyện tranh.
Triển lãm còn mang đến những bức tranh nằm trong Dự án Herstoricas Pioneras - dự án dành cho những người phụ nữ đã đi tiên phong trong nhiều hoạt động đời sống tại Tây Ban Nha, giúp công chúng có thể tìm hiểu về những người phụ nữ đã mở đường trong nhiều lĩnh vực mà khi đó họ vẫn bị cấm đoán vì lý do giới tính.
Tác phẩm “Mari Pepa Colomer - Nữ phi công đầu tiên” và “Esperanza Vicente - Nữ lính cứu hoả đầu tiên” (Từ trái sang phải)
Tác phẩm “Matilde Ucelay - Nữ kiến trúc sư đầu tiên” và “Carmen Conde - Người phụ nữ đầu tiên trong Viện Hàn lâm Tây Ban Nha” (Từ trái sang phải)
Một số tác phẩm khác tại triển lãm:
Tác phẩm “Không là không” (2019) của tác giả Marika Vila Migueloa, lên án sự nhân từ của bản án xử những kẻ hiếp dâm hàng loạt.
Tác phẩm “Tất cả phụ nữ chúng ta” (2020) của tác giả Higina Garay nằm trong một cuốn tiểu thuyết đồ hoạ, kể lại câu chuyện của 5 người phụ nữ bị phạt tù bất công ở El Salvador.
Bức tranh dựa trên Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu thời Trần, mặc lễ phục lấy cảm hứng từ văn hoá các nước Đông Á của tác giả Gấu Mèo cận thị.
Một trang truyện về cuộc đời của Annemarie - một nữ nhà báo, nhiếp ảnh gia, tiểu thuyết gia, khách lữ hành, người đã sống những năm tháng giữa các cuộc chiến , trải qua những biến cố chính trị, xã hội và văn hoá của những sự kiện này.
Tác phẩm “Nước và lửa” (2016) của nhóm tác giả Xian Nu Studio đã phá vỡ những định kiến về tình yêu giữa những người phụ nữ đồng giới.
Một trang trong truyện “Người da trắng”, cho thấy vẻ đẹp mạnh mẽ của những người phụ nữ khi tham gia thi đấu bóng đá - môn thể thao vốn được cho là chỉ dành cho nam giới.
“Tàn lửa” (2021) của tác giả Lily Wiu, thể hiện nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Tranh áp phích để ủng hộ lễ hội “Tự hào Đồng tính” của Sevilla. Bức tranh kết hợp văn hoá dân gian Sevilla với phong cách thiết kế áp phích từ những năm đầu thế kỷ 21 để tái hiện hình ảnh của cộng đồng LGBT.
Tranh áp phích “Tọa đàm Phụ nữ, mắt xích còn thiếu trong ngành truyện tranh”.
Một trang truyện “Sóng trên sông” của tác giả Cristina Duran Costell về hoạt động hợp tác quốc tế tại Nicaragua nhằm bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ.
Áp phích “Phá vỡ khung tranh” của tác giả Marta Guerrero, đưa ra chủ đề về phụ nữ Tây Ban Nha trong lĩnh vực truyện tranh và sự phát triển của họ thông qua nghệ thuật, phá vỡ các nguyên tắc và mục tiêu cũ của phụ nữ.
Biểu tượng và vẻ đẹp mạnh mẽ của người phụ nữ Châu Phi, nơi luôn luôn có những cuộc thám hiểm.
Tác phẩm nằm trong truyện tranh “Nữ quyền cho người mới bắt đầu”, đề cập đến các quyền công dân mà vì nó rất nhiều phụ nữ đã đấu tranh và tham gia vào cuộc Cách mạng Pháp.
Bức tranh về nữ siêu anh hùng nổi tiếng CatWoman của DC Comic.
Triển lãm “Thế giới cần nữ siêu anh hùng” mở cửa phục vụ công chúng đến ngày 13/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!