Ví dụ như ở TP.HCM, mức sinh đã giảm từ 1,48 con/mẹ năm 2013, xuống còn 1,45 con/mẹ vào những năm gần đây. Ở một số khu vực khác như Đông Nam Bộ, tỷ lệ sinh là 1,8 con/mẹ hay ĐBSCL là 1,9 con/mẹ, đều thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Một trong những nguyên nhân khiến cho mức sinh giảm trong những năm gần đây là do chi phí nuôi trẻ ngày càng cao. Vì vậy, nhiều gia đình lựa chọn sinh ít con để có thể nuôi dạy con tốt nhất, đầy đủ nhất. Đây cũng là lý do vì sao tỷ lệ sinh ở các thành phố lớn lại giảm.
Không chỉ chi phí nuôi trẻ, áp lực cuộc sống, công việc cũng đang khiến cho tỷ lệ phụ nữ kết hôn muộn tăng lên, dẫn đến việc sinh con muộn hơn và ít hơn.
Như vậy không chỉ Trung Quốc, ở Việt Nam cũng bắt đầu phải lưu ý đến việc này, việc sinh con không chỉ là chuyện riêng của mỗi gia đình mà là sự tồn vong của một quốc gia. Việc sinh đẻ phù hợp, đảm bảo mức sinh hợp lý sẽ kéo dài được thời kỳ cơ cấu "dân số vàng", làm chậm lại quá trình "già hóa dân số".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!