Vì sao bạn chọn nhầm chồng?

N.M (Dịch)-Thứ ba, ngày 24/04/2012 16:00 GMT+7

Nếu nghi ngờ trước khi làm đám cưới, đừng vội vàng kết hôn mà hãy lắng nghe trực giác của bạn, đây là lời khuyên của các nhà tâm lý học.

“Bạn có biết mình đã làm gì sai khi bước vào đám cưới của mình không?” Đây là câu hỏi mà Jennifer Gauvain và Anne Milford đã hỏi 1.000 phụ nữ để lấy kết quả nghiên cứu cho cuốn sách của họ với tiêu đề “Làm thế nào để không chọn sai chú rể?”.


Một điều đáng kinh ngạc là 30% số người được hỏi nói rằng họ đã biết nhưng dù sao họ vẫn cứ làm. Và tác giả của cuốn sách đã giải thích lý do phụ nữ bỏ qua những nghi ngờ của mình thường phức tạp và có chút sợ hãi.
Vì sao bạn kết hôn với người không phù hợp?
Những lý do (đơn giản hóa) được đưa ra khi kết hôn với người không phù hợp phổ biến nhất là:
1. Chúng tôi đã hẹn hò quá lâu rồi và tôi không muốn lãng phí thời gian mà chúng tôi đã đầu tư cho mối quan hệ này.

2. Tôi không muốn ở một mình.
3. Anh ấy sẽ thay đổi sau khi chúng tôi kết hôn.
4. Đó là quá muộn, quá xấu hổ và /hoặc chi phí quá đắt để hoãn đám cưới.
5. Anh ấy thực sự là một chàng trai tốt và tôi không muốn làm tổn thương cảm xúc của anh ấy.
Theo các chuyên gia tâm lý, khi nói đến người tốt, sẽ thật khó để tìm ra lý do tại sao các bạn không hạnh phúc bên nhau. Tuy nhiên, thực tế bản thân anh ấy có thể là một chàng trai tốt, đáng tin cậy, nhưng khi đã thành vợ chồng, phương trình hôn nhân không bao giờ là hai vế lệch nhau.
Trong một bài báo, Debbi Dickinson - một tư vấn viên về vấn đề hậu ly hôn đã chia sẻ câu chuyện của chính mình và nói về những nghi ngờ dai dẳng mà cô đã bỏ qua khi kết hôn.
Cô ấy đã viết về những giấc mơ đám cưới hạnh phúc của mình từ khi còn nhỏ và gọi nó là một “ngày tuyệt vời”. Thế nhưng, ước mơ là một chuyện và thực tế lại khác. Cô đã kết hôn với một người đàn ông không phù hợp chút nào.
Debbi nói, “Tôi đã không chịu thừa nhận rất nhiều dấu hiệu cảnh báo trong suốt hai năm hẹn hò. Thông thường, cảm giác chịu đựng, quyết tâm hay bị nỗi sợ hãi lấn át. Sợ gì ư? Tôi sợ rằng sẽ có không có người đàn ông nào khác đến nữa và đây là cơ hội kết hôn cuối cùng của tôi. Lúc đó, cảm giác của tôi đã muốn dừng lại rất lâu trước khi đám cưới diễn ra. Nhưng tôi đã có một quyết định tồi tệ là phớt lờ cảm giác ấy”.

Khi sự quyết tâm của bạn có vẻ lung lay, việc lắng nghe sự mách bảo ấy luôn luôn quan trọng, Tiến sĩ, nhà tâm lý học Christine Meinecke đã có lời khuyên như vậy. Theo bà, thay vì tuân theo trái tim của bạn, sử dụng trí óc và tin tưởng vào cảm giác của mình.
Lắng nghe trí óc hơn là bản năng...
Trong khi việc vận dụng sự mách bảo của con tim (cùng với trí tuệ và trực giác của bạn) rất quan trọng để tạo thành một bức tranh tổng thể của một người hoặc một tình huống thì xúc cảm mãnh liệt có thể dẫn chúng ta tới việc đưa ra những quyết định vội vàng. Những quyết định đúng đắn hơn được thực hiện khi chúng ta dành thời gian để lắng nghe trí óc và trực giác của chúng ta.
Bà cũng đã có bài viết giúp phân biệt cảm xúc bản năng với dự cảm của trái tim và giải thích làm thế nào các nhà tâm lý học tìm hiểu trực giác. Theo giải thích của bà, những thông tin không bằng lời nói từ bán cầu não phải liên tục hướng về phía bán cầu não trái. Nếu không cần thiết, bán cầu não trái sẽ chặn đứng phần lớn các thông tin này. Sau đó, trực giác đưa ra giả thuyết những gì chúng ta trải qua khi những hình ảnh, kỷ niệm được lưu giữ trên bán cầu não phải cũng với những kinh nghiệm tương tự trong quá khứ vượt qua các khối ở bán cầu não trái và góp phần vào việc phân tích tình hình hiện tại của chúng ta. Vì không ý thức được việc khơi gợi, tập hợp các thông tin nên chúng ta khó nhận thức đúng đắn ngay lập tức.

Lyn Fletcher, một nhà tâm lý khác người Australia giải thích rằng bản năng luôn luôn là một sự mách bảo tốt. Nó xuất phát từ những chuyện quá khứ của một người, những việc liên quan đến động lực giữa hai bạn, sự thiết lập các giá trị tinh thần và những gì bạn đang tìm kiếm trong một mối quan hệ như họ đối xử với bạn thế nào và chia sẻ với bạn ra sao.

Bà tin rằng việc lắng nghe trực giác của bạn và biết khi nào con tim lấn át lý trí giúp bạn nhìn thấy chính mình. Nó cho bạn biết chính xác những gì bạn đang tìm kiếm. Việc tự nhận thức cũng giúp bạn hiểu mình đóng góp gì cho sự thành công hay thất bại của mối quan hệ đó và có sự tự tin để đứng trên đôi chân của bạn hơn là rơi vào một mối quan hệ xấu.
Đối với nỗi lo sợ phải cô đơn mãi mãi, Fletcher chỉ ra rằng, để có được tinh thần và thể chất hạnh phúc, khỏe mạnh, các số liệu thống kê cho thấy bạn sẽ tốt hơn khi ở một mình hơn là sống trong một cuộc hôn nhân tồi tệ.

Mặt khác, bà nhấn mạnh rằng khái niệm "người đàn ông phù hợp" dễ khiến người ta lầm tưởng và không cho phép chúng ta thất bại, không cho phép các cặp vợ chồng đối diện với thất bại. Lời khuyên của bà đối với phụ nữ là trước khi kết hôn, hãy hình dung rộng hơn về những gì sẽ làm cho cả hai bạn hạnh phúc: “Đừng lên kế hoạch cho đám cưới mà cần lập kế hoạch cho hôn nhân”.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước