• “Chúng ta hãy nói về quan điểm tài chính hiện tại”.
Bạn thực sự chưa hiểu gì về nhau cho đến khi bàn luận về cách chi tiêu cá nhân, những mục tiêu tài chính và các khoản nợ bất kỳ. Hãy trung thực với quan niệm tiền không những đóng vai trò quan trọng trong sự bền vững của gia đình mà còn có thể giúp đối tác của bạn bắt đầu hiểu tiền cũng gây nên nhiều rắc rối cho mối quan hệ.
•“Chúng ta hãy nói về những giới hạn chi tiêu”.
Cùng quyết định những gì đáng phải chi một khoản tiền lớn đòi hỏi sự đồng thuận của cả hai phía. Tình trạng “quỹ đen” giữa các cặp vợ chồng vẫn diễn ra bởi vì họ không có sự hiểu biết rõ ràng về việc họ nên tiêu bao nhiêu hay tiết kiệm chừng nào.
• “Chúng ta nên tham khảo một chuyên gia tài chính!”
Nếu vướng phải một rắc rối về các vấn đề chi tiêu, bạn nên xem xét đến việc tham khảo ý kiến của một cố vấn tài chính. Có thể, qua đó bạn có thể tìm được giải pháp tháo gỡ.
• “Chúng ta hãy xem xét lại kế hoạch tài chính”.
Dù rằng bạn có đồng ý chăng nữa thì điều quan trọng là sau 30 ngày thực hiện một kế hoạch chi tiêu gì, bạn cũng cần rà soát lại xem nó đã diễn ra như thế nào. Các chuyên gia tâm lý cho rằng chúng ta có xu hướng mắc sai lầm nếu không xem xét lại mục tiêu của mình. Bạn nên đặt ra cho nhau 2 câu hỏi là “Nó có hiệu quả đối với mình không?” và “Nó có lợi cho anh không? Nếu một trong hai bạn nói rằng “Không”, hãy đàm phán lại các điều kiện để cả hai đều có lợi từ kế hoạch đó.