Theo các nhà khoa học, với việc đông lạnh các mẫu mô và tế bào của động vật, một số loài có thể sẵn sàng được hồi sinh bất cứ lúc nào, có thể trong 10, 20 năm hoặc thậm chí một nghìn năm nữa.
Theo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, hơn 46.300 loài động thực vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Chính vì vậy, bảo quản đông lạnh ADN có thể xem là một những giải pháp cuối cùng để bảo tồn và phát triển các loài động vật quý hiếm trong tương lai.
Cùng với Vườn thú London nhiều vườn thú khác cũng đang tham gia vào việc xây dựng ngân hàng sinh học, nơi thu thập mẫu ADN động vật toàn cầu.
Nhiều loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ trên bờ vực tuyệt chủng.
Với tốc độ suy giảm đa dạng sinh học hiện nay, một số nhà khoa học tin rằng việc bảo quản các mẫu từ các loài "có thể không còn tồn tại trên Trái đất vào ngày mai" không chỉ đơn thuần là một nỗ lực nhìn xa trông rộng mà là việc bắt buộc phải làm.
Bắt đầu từ năm 2001, 4 loài có nguy cơ tuyệt chủng đã được nhân bản bằng cách sử dụng gen. Tài liệu từ nhiều tổ chức bảo vệ động vật cho thấy nhiều loài đang có nguy cơ trên bờ vực tuyệt chủng.
Chẳng hạn như: Bò tót Ấn Độ, bò rừng châu Á lưng gù, Banteng (một loài gia súc ở Đông Nam Á), Ngựa Przewalski (loài từng được tìm thấy trên khắp Mông Cổ và đã tuyệt chủng trong tự nhiên thời gian gần đây), Chồn chân đen (được cho là đã tuyệt chủng trong tự nhiên cho đến khi xuất hiện trở lại vào năm 1981, nhưng sau đó gần như bị xóa sổ bởi một trận dịch).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!