9 nhóm giải pháp cho chất lượng giáo dục

Theo VnMedia-Thứ ba, ngày 14/01/2014 06:57 GMT+7

Thành ủy Hà Nội đã đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực người học.

Hà Nội đã đặt ra những mục tiêu cụ thể đối với từng cấp học, ngành học. Cụ thể, đối với giáo dục mầm non, Hà Nội phấn đấu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2014 và nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo, thực hiện miễn học phí trước năm 2020. Đến năm 2015: phấn đấu có từ 50-55% trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2020 là 70%.

Đối với giáo dục phổ thông sẽ tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, phát triển khả năng sáng tạo, tự học… chú trọng giáo dục hướng nghiệp, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh. Phấn đấu đến năm 2015 có 90% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học phổ thông và tương đương, đến năm 2020 là 95%. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt trên 90%, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đến năm 2015 đạt từ 50-55%, đến năm 2020 đạt 70%.

Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, Hà Nội sẽ tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp; đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Thành phố cũng sẽ nâng cấp và phát triển trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội lên trường Đại học Thủ đô, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 55%, đến năm 2020 đạt 75%.

Đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, TP phấn đấu đến năm 2020 tất cả giáo viên tiểu học, THCS, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 80% giáo viên ở cơ sở giáo dục mầm non có trình độ đại học trở lên; đối với cấp THPT phải có ít nhất 30% giáo viên có trình độ thạc sỹ trở lên; giảng viên cao đẳng, đại học phải có trình độ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm…

Để thực hiện các mục tiêu trên, Thành ủy Hà Nội đã đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực người học. Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng...

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước