Bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phải có tính thực tế

Theo Dân trí-Thứ ba, ngày 20/09/2016 05:00 GMT+7

VTV.vn - Tiến sĩ Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, nội dung bồi dưỡng giáo viên phải có tính ứng dụng thực tế.

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra những bất cập, hạn chế mà Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 đang gặp phải đó là chương trình bồi dưỡng giáo viên chưa mang tính thường xuyên, liên tục, thời gian bồi dưỡng ngắn; các hoạt động tiếp nối sau bồi dưỡng để hướng dẫn người học áp dụng những nội dung đã được bồi dưỡng vào thực tế giảng dạy là không có…

Nội dung bồi dưỡng thường bị áp đặt, định trước mà không xuất phát từ như cầu, điều kiện thực tế của giáo viên nên tính ứng dụng của chương trình đối với giáo viên khá hạn chế, đã xảy ra tình trạng một thời gian ngắn sau bồi dưỡng, các kỹ năng, kiến thức được tập huấn bị rơi vào lãng quên hoặc ít có điều kiện áp dụng.

Tiến sĩ Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế cho rằng, việc triển khai dạy học các môn khoa học bằng tiếng Anh bị vướng từ nguồn lực giáo viên. Đa số giáo viên chưa đủ năng lực ngôn ngữ để giảng dạy do chưa được đào tạo bài bản từ đại học.

Theo ông Hùng, nên chỉ đạo dạy học ngoại ngữ theo hướng phù hợp với điều kiện vùng miền, tăng sự lựa chọn cho các sở, tỉnh, thành phố bằng cách mở rộng khung chuẩn, mở rộng các quy định, yêu cầu và tổ chức dạy ngoại ngữ để các tỉnh có điều kiện hoặc chưa có điều kiện lựa chọn phù hợp.

Theo lãnh đạo nhiều Sở GD&ĐT, đa số các giáo viên, các đơn vị trường phổ thông và cả các phòng GD&ĐT đều có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các lớp bồi dưỡng do Sở và Bộ GD&ĐT tổ chức.

TS Đỗ Tuấn Minh đã đề xuất công tác bồi dưỡng giáo viên phải được tiến hành thường xuyên trong suốt năm học; việc bồi dưỡng giáo viên phải đảm bảo tính hệ thống giữa nội dung dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp, giữa lý thuyết và thực hành. Đặc biệt, nội dung bồi dưỡng giáo viên phải có tính ứng dụng thực tế, xuất phát từ đề xuất của người học chứ không phải bị định trước, bị áp đặt từ trên xuống của các bậc quản lý, khiến cho công tác bồi dưỡng mang tính chất hình thức, bắt buộc và kém hiệu quả.

Để việc bồi dưỡng giáo viên có tính hiệu quả, theo ông Minh, chương trình bồi dưỡng phải mang tính thiết thực, giúp người học có nhiều cơ hội thực hành và vận dụng tốt những kiến thức đã học vào thực tế giảng dạy, giúp cho việc dạy và học ngoại ngữ đạt chất lượng cao hơn.

Đối với giáo viên cần có nhận thức đầy đủ về trách nhiệm tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Cần có động cơ học tập đúng đắn và hình thành thói quen học tập suốt đời, không ngừng nâng cao các phẩm chất và kỹ năng nghề nghiệp.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tạiTV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước