Cảm xúc của người giáo viên trong quá trình dạy học

PV-Thứ sáu, ngày 24/11/2017 06:00 GMT+7

VTV.vn - Nhiều người chỉ chú ý đến kiến thức, năng lực, kỹ năng của giáo viên khi muốn cải tiến giờ học và nâng cao chất lượng giảng dạy mà bỏ qua cảm xúc của chính giáo viên.

Khi nói đến việc cải tiến giờ học và nâng cao chất lượng giảng dạy đối với chủ thể là người giáo viên, người ta thường chú ý nhiều hơn tới yếu tố như: kiến ​​thức, kỹ năng và năng lực của giáo viên. Tuy nhiên, có một yếu tố quan trọng thường bị bỏ qua hoặc bị đánh giá thấp trong giảng dạy đó chính là cảm xúc của giáo viên.

Hiểu thế nào về cảm xúc của giáo viên?

Trong một nghiên cứu vào năm 2008, Chubbuck & Zembylas cho rằng: Cảm xúc của giáo viên không chỉ xảy ra trong các hoạt động tâm lý của cá nhân người giáo viên đó, mà còn liên quan đến cảm xúc qua sự tương tác với cá nhân khác và ảnh hưởng bởi môi trường xã hội. Trường học và lớp học là môi trường có những cảm cảm xúc phức tạp mà giáo viên thường xuyên trải nghiệm với đa dạng đối tượng: các em học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và lãnh đạo.

Cảm xúc của người giáo viên trong quá trình dạy học - Ảnh 1.

Ảnh: nguồn VTV7

Mô hình cảm xúc của giáo viên bao gồm năm chiều: Niềm vui, Tình yêu, Nỗi buồn, Tức giận, và Sợ hãi. Tình yêu - đề cập đến hạnh phúc của giáo viên vì lòng nhiệt huyết với công việc giảng dạy – một nghành nghề nhận được sự tôn trọng của cả xã hội, sự ổn định trong công việc và niềm hạnh phúc chứng kiến ​​từng giai đoạn phát triển nhận thức của học sinh. Nỗi buồn - mô tả giáo viên cảm thấy không vui vì những nỗ lực của mình có thể lãnh đạo không công nhận hay khen thưởng, thái độ không thân thiện và hớp tác của học sinh. Tức giận - đề cập đến giáo viên đang bực mình vì áp lực từ trường học và giáo dục, một số tiêu cực và sự yếu kém của học sinh. Sợ hãi - bao gồm bảy các vấn đề liên quan đến vấn đề của học sinh, sự cạnh tranh trong số các đồng nghiệp, kỳ vọng quá cao của nhà trường hay phụ huynh học sinh, sự mất cân bằng của cuộc sống và công việc. (Theo J. Chen / Teaching and Teacher Education, 2016)

Để ứng xử linh hoạt trong môi trường đó, người giáo viên buộc phải học cách quản lý cảm xúc để hoàn thành tốt vai trò của một người hướng dẫn học sinh và tạo mối quan hệ tốt đối với những người xung quanh.

Lớp học liệu có "hạnh phúc" khi giáo viên lên lớp với cảm xúc tiêu cực?

Chương trình học khá nặng cùng với việc thi cử đã tạo ra áp lực và căng thẳng cho không chỉ học sinh mà cả những người giáo viên. Các thầy cô giáo cũng đang phải "gồng mình" để truyền tải bài học sao cho đúng tiến độ chương trình mà vẫn phải đảm bảo được chất lượng bài giảng. Chính áp lực đó đã vô hình khiến không ít giáo viên căng thẳng, lo lắng. Và sự bất an luôn thường trực trong họ, hàng loạt những câu hỏi nghi vấn "liệu các em có hiểu bài giảng không? Có làm bài tập về nhà đầy đủ không? Có làm theo sự hướng dẫn của mình không?..." quanh quẩn/xuất hiện/ám ảnh trong đầu họ, từ đó họ hình thành thói quen kiểm soát bài vở học sinh một cách gắt gao. Dường như những người giáo viên đang ở trong một tình trạng "khó xử" để hiểu và quản lý cảm xúc của chính mình trong nhiều tình huống khác nhau.

Cảm xúc của người giáo viên trong quá trình dạy học - Ảnh 2.

Ảnh: nguồn VTV7

Giáo viên căng thẳng, áp lực, liệu học sinh có được thoải mái, vui vẻ? Hay cảm xúc tiêu cực đó sẽ "lan truyền" tới chính học sinh của mình? Và, lớp học liệu có "hạnh phúc" hay không khi cả giáo viên và học sinh đểu trong tâm thái lo lắng, căng thẳng như vậy?

Có nhiều cách để phân loại cảm xúc, nhưng cảm xúc tích cực và tiêu cực là 2 loại cảm xúc được nhiều tài liệu nhắc đến nhiều nhất. Loại cảm xúc tiêu cực của giáo viên bị ảnh hưởng bởi những áp lực trong môi trường mà giáo viên đang phải đối mặt. Loại cảm xúc này ảnh hưởng và tác động đến chính những đối tượng trong môi trường đó: học sinh, đồng nghiệp…Vì vậy, cảm xúc của giáo viên không tồn tại một cách cá nhân trong môi trường độc lập, thay vào đó, chúng liên quan đến các "giao dịch cảm xúc" với các cá nhân và cộng đồng trong môi trường sư phạm.

Một điều kiện tiên quyết, cần thiết đối với thực tiễn của người giáo viên đó là hiểu được cảm xúc của chính mình, thấy được vai trò của cảm xúc trong giảng dạy và tạo ra không khí trong lớp học. Làm thế nào để tích hợp yếu tố cảm xúc với việc áp dụng kiến thức chuyên môn của mình trong giảng dạy cũng là một câu hỏi cần sự giải đáp của mỗi giáo viên.

Như vậy, cảm xúc của giáo viên có quan hệ mật thiết trong hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, do đó việc người giáo viên biết kiềm soát cảm xúc của mình mỗi khi lên lớp là rất cần thiết.

Mời quý vị và các bạn đến với nhân vật giáo viên tiếp theo trong Series "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" để hiểu thêm về hành trình đi tìm "Lớp học hạnh phúc" của chính cô.

Thời gian phát sóng: 14h15 Chủ nhật (26/11) trên VTV1 – khung VTV Đặc biệt, phát lại vào lúc 20h cùng ngay trên kênh VTV7!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Từ khóa:

giáo viên

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước