Chuyện dạy và học Lịch sử: Quan trọng nhất là tính hiệu quả

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 28/11/2015 19:55 GMT+7

VTV.vn - Giữ môn Lịch sử nhưng làm thế nào để lĩnh vực này trở nên gần gũi, thiết thực, dễ tiếp cận hơn đối với người học mới là thách thức của những người viết sách giáo khoa mới.

Với Nghị quyết Quốc hội vừa thông qua, có thể thấy, vai trò của môn Lịch sử trong trường phổ thông một lần nữa được khẳng định.

Vấn đề cần bàn ở đây là phải đổi mới việc dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông. Liệu việc đặt Lịch sử trong chương trình như một môn học độc lập có phải là mấu chốt giúp giải quyết vấn đề hay không? Từ vài chục năm nay, Lịch sử vốn là một môn học độc lập và bắt buộc trong chương trình nhưng trên thực tế, môn học này vẫn chưa thực sự phát huy được hết hiệu quả của nó đối với số đông học sinh.

Câu hỏi "Chúng ta cần phải làm gì để thay đổi phương pháp dạy và học Lịch sử trong nhà trường?" được cho là khó trả lời vì đây phải là công việc của các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia lịch sử và các nhà sư phạm.

Ở Mỹ, học sinh được tiếp cận môn Lịch sử bắt đầu từ lớp 4, lồng ghép trong môn tiếng Anh, nghĩa là trong các bài đọc, viết môn tiếng Anh sẽ kèm thêm các bài về lịch sử như lịch sử loài người, lịch sử nước Mỹ..., song tần suất không nhiều, với mục đích giúp các em bắt đầu làm quen với chủ đề Lịch sử. Tuy nhiên, lên lớp 5, phần Lịch sử được học nhiều hơn, sâu hơn. Nó được tích hợp trong môn học gọi là Nghiên cứu Xã hội.

Chưa có thống kê nào cho thấy học sinh ở Mỹ có nắm vững kiến thức lịch sử đất nước mình hay không nhưng ít nhất các em rất hào hứng với những kiến thức về sử học. Các em được hướng dẫn tìm hiểu, vận dụng các kĩ năng tra cứu thông tin, phân tích, tổng hợp, viết luận và diễn thuyết để học. Cách học đầy sáng tạo này giúp tạo cảm hứng cho các em học sinh thay vì bắt các em tiếp nhận kiến thức một cách đơn điệu.

Khảo sát chương trình dạy học Lịch sử của 32 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là các nước có nền giáo dục hiện đại và hiệu quả nhất, cho thấy Lịch sử là môn học bắt buộc ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở tại đa số các quốc gia.

Ở bậc tiểu học, Lịch sử được tích hợp với các môn khác như Đời sống Xã hội (Nhật Bản), Đạo đức và Xã hội (Trung Quốc), Cuộc sống thông minh (Hàn Quốc), Tìm hiểu Xã hội (Singapore), Nghiên cứu xã hội và môi trường (Australia), Khám phá thế giới (Pháp)…

Đến bậc THPT, có 3 xu hướng chính: Lịch sử là môn bắt buộc (50%); Lịch sử là môn tự chọn (chiếm tỷ lệ nhỏ); Lịch sử vừa là môn bắt buộc với một số nhóm học sinh, vừa cho phép tự chọn theo định hướng nghề nghiệp hoặc theo khối xã hội (gần 50%).

Môn học này có thể là môn độc lập như ở Anh, Pháp, Đức, Phần Lan; cũng có thể được tích hợp như ở Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ. Đây là nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Sư phạm, thuộc Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

Như vậy, tích hợp Lịch sử với các môn khoa học xã hội là xu hướng phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở bậc tiểu học và THCS. Tuy nhiên, đâu là những điều kiện cần và đủ để thực hiện việc tích hợp là vấn đề cũng rất cần phải bàn. Dưới đây là ý kiến của một số chuyên gia về việc nên làm thế nào để việc đổi mới dạy và học Lịch sử trong nhà trường được hiệu quả:

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trênTV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước