Bằng đại học tại chức cũng có sẽ có giá trị giống như bằng đại học chính quy là nội dung đáng chú ý có trong dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất.
Đại học chính quy là hình thức đào tạo tập trung, còn tại chức là đào tạo không tập trung, chủ yếu dành cho những người vừa học vừa làm.
Theo đại diện Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, hiện nay, cả hai hình thức đào tạo này đều có cùng chuẩn chương trình, chuẩn giáo viên, chuẩn đầu ra. Do đó, hình thức đào tạo sẽ không được ghi trên văn bằng, đồng nghĩa sẽ không phân biệt được bằng chính quy hay tại chức. Cách gọi chính quy hay tại chức cũng sẽ bị xóa bỏ, thay vào đó sẽ được chuyển thành đào tạo tập trung và không tập trung.
Từ trước đến nay, theo quan điểm của nhiều người, giữa chính quy và tại chức vẫn là một khoảng cách khá xa, đặc biệt là ở chuẩn đầu vào. Vậy có nên phân biệt chính quy hay tại chức, điều này có ảnh hưởng gì đến chất lượng lao động sau đào tạo hay không? Sau đây là một số ý kiến của các sinh viên, đại diện các cơ sở đào tạo và nhà tuyển dụng lao động:
Trước những thắc mắc về những tiêu cực có thể phát sinh khi công nhận bằng tại chức giống như bằng chính quy, trong buổi họp báo gần đây, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết sắp tới sẽ đẩy mạnh việc kiểm định chương trình đào tạo. Việc kiểm định chương trình này sẽ gắn với kiểm định quá trình tổ chức, quản lý đào tạo từng chương trình và cấp bằng cho chương trình đó.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!