ĐH trọng điểm: Bước đi đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Thái Bình-Thứ năm, ngày 19/06/2014 06:00 GMT+7

Ảnh minh họa

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, Bộ GD-ĐT triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó mô hình đào tạo đại học trọng điểm triển khai thời gian qua đã phát huy khá hiệu quả.

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành TP.HCM vừa đầu tư 1.100 tỷ đồng để xây dựng dự án Trung tâm phát triển công nghệ cao nhằm xây dựng chuỗi phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Đông Nam Á. Trung tâm có 4 phòng thí nghiệm về công nghệ Sinh học - Y - Dược; công nghệ thông tin và viễn thông; công nghệ tự động hóa và robot; công nghệ năng lượng và môi trường.

Ngoài tiêu chí về cơ sở vật chất, bằng những giải pháp khác nhau, trường cũng hướng đến các tiêu chí như: Hơn 1/3 đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên, quy mô sinh viên cùng nhiều công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín. Trên cơ sở này, trường đã trình Bộ Giáo dục Đề án thành lập đại học trọng điểm, một lĩnh vực mà lâu nay thuộc về trường công lập.

Hiện nay, cả nước có 19 trường nằm trong danh sách được Nhà nước đầu tư trở thành trường đại học trọng điểm. Đó là những trường đại học công lập như: Đại học Quốc gia Hà Nội, TP.HCM, Đại học vùng ở các khu vực ĐBSCL, miền Trung cùng các trường đại học chuyên ngành sâu. Mỗi trường được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để hiện đại hóa cơ sở vật chất, nâng tầm giảng viên, phòng thí nghiệm hiện đại.

Do nguồn vốn đầu tư quá lớn trong điều kiện kinh tế khó khăn nên ngân sách Nhà nước khó kham nổi. Vì vậy, việc huy động nguồn lực cho loại hình này đang được Trung ương chú trọng. Bộ Giáo dục Đào tạo đang khẩn trương soạn thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học trong đó điều quan trọng là tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh giữa các trường, không phân biệt công lập hay ngoài công lập.

Trên cơ sở phân tầng xếp hạng các trường với những tiêu chí cụ thể về sinh viên, giảng viên, tỷ lệ tiến sĩ, cơ sở vật chất… hiện nay, suất đầu tư dành cho mỗi sinh viên của Việt Nam thấp nhất nhì khu vực. Do đó, vấn đề huy động các nguồn lực toàn xã hội để tăng suất đầu tư cho sinh viên theo chuẩn quốc tế quan trọng hơn bao giờ hết. Vấn đề đặt ra là cơ chế chính sách, vốn vay cũng như sớm xây dựng các tiêu chí về trường đại học trọng điểm.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước