Điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền cao nhất là 28,25
Theo thông báo điểm chuẩn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2024, ngành Truyền thông đa phương tiện có điểm trúng tuyển cao nhất, là 28,25 điểm.
Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có hai thang điểm chuẩn 30 và 40.
Ở thang 30, ngành Truyền thông đa phương tiện lấy cao nhất với 28,25 ở tổ hợp C15 (Ngữ Văn, Toán học và Khoa học xã hội). Theo sau là ngành Truyền thông đại chúng, cũng ở tổ hợp này, với 28,05.
Ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước lấy 24,68 tại tổ hợp A16 (Toán, Văn và Khoa học Tự nhiên), thấp nhất trong thang này. Các ngành khác gần như không dưới 25.
Với thang 40, ngưỡng trúng tuyển cao nhất là 38,12 tại ngành Lịch sử, tổ hợp C19 (Ngữ văn, Giáo dục công dân và Lịch sử). Ngôn ngữ Anh, tổ hợp D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh) thấp nhất với 34,7.
Điểm chuẩn các ngành như sau:
Học viện Phụ nữ Việt Nam công bố điểm chuẩn
Theo thông báo điểm trúng tuyển của Học viện Phụ nữ Việt Nam, 7 trong số 11 ngành có điểm chuẩn từ 24 điểm trở lên. Điểm chuẩn tăng mạnh nhất là ngành Công tác xã hội, tăng 6 điểm so với năm ngoái.
Theo đó, Ngành Truyền thông đa phương tiện có mức điểm chuẩn cao nhất trong số các ngành học tại Học viện. Điểm chuẩn của ngành này tăng từ 24.75 lên 25.75 đối với tổ hợp A00, A01 và D01, và đạt 26 điểm với tổ hợp C00. Đây là ngành học có tính cạnh tranh cao, đặc biệt trong bối cảnh sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông số.
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cũng ghi nhận mức tăng điểm mạnh, từ 23.25 lên 25.25 điểm.
Ngành Tâm lý học cũng ghi nhận mức tăng đáng kể, từ 21.25 lên 24.5 điểm. Đây là ngành học đang trở nên rất "hot" trong những năm gần đây do nhu cầu về các chuyên gia tâm lý ngày càng tăng cao, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại với nhiều áp lực về tinh thần và tâm lý.
Ngành Quản trị kinh doanh, so với 2023, năm 2024, điểm chuẩn của ngành này tăng từ 23 lên 24 đối với các tổ hợp A00, A01 và D01, và từ 24 lên 25 đối với tổ hợp C00.
Ngành Luật và Luật kinh tế là hai ngành có mức tăng điểm chuẩn rất ấn tượng. Cụ thể, ngành Luật đã tăng từ 21.5 lên 24.25 điểm, và ngành Luật kinh tế từ 21 lên 24.5 điểm.
So với năm 2023, ngành Kinh tế có mức tăng điểm từ 22 lên 23 đối với tổ hợp A00, A01 và D01, và từ 23 lên 24 đối với tổ hợp C00.
Điểm chuẩn năm 2024 của ngành Công tác xã hội có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất, từ 16.25 lên 22.25 điểm.
Ngành Công nghệ thông tin ghi nhận mức tăng từ 18.5 lên 20.5 điểm.
Trường Đại học Giao thông vận tải công bố điểm chuẩn dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT với mức cao hơn năm ngoái. Cụ thể:
Năm 2024, Trường Đại học Giao thông vận tải tuyển 6.000 sinh viên. Trường sử dụng các phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, học bạ, điểm kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội và thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, xét kết hợp chứng chỉ IELTS và học bạ.
Trường Đại học Hà Nội
Trường Đại học Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn vào 26 ngành học năm 2024 theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, ngành ngôn ngữ Trung Quốc lấy điểm chuẩn cao nhất, với 35,80 điểm. Tiếp đến là các ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Hàn Quốc, Nhật Bản... Thấp nhất trong nhóm ngành ngôn ngữ của trường này là ngôn ngữ Ý (điểm trung bình 7,62 điểm/môn trong tổ hợp xét tuyển).
Cụ thể, điểm chuẩn vào 26 ngành của Trường Đại học Hà Nội như sau:
Tối 17/8, Đại học Luật Hà Nội công bố điểm chuẩn theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp.
Điểm chuẩn Đại học Luật Hà Nội năm 2024 từ 22,85 đến 28,85, cao nhất ở ngành Luật Kinh tế, tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa). Dẫn đầu là ngành Luật Kinh tế, tổ hợp C00 với 28,85 điểm, tăng 1,49 điểm so với năm ngoái. Theo sau là ngành Luật, cũng ở tổ hợp này, với 28,15 điểm.
Điểm chuẩn các ngành của Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2024 như sau:
Năm 2024, trường Đại học Luật Hà Nội (HLU) tuyển 2.500 chỉ tiêu bằng 4 phương thức, gồm: xét tuyển xét tuyển thẳng; xét các thí sinh dự thi vòng tháng, quý, năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia; xét học bạ; dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Trong đó, gần 2.400 chỉ tiêu dành cho hai phương thức cuối. Với xét học bạ, trường đã công bố điểm chuẩn là từ 22,51 đến 30, đã bao gồm điểm ưu tiên, khuyến khích.
Trường ĐH Mở Hà Nội đã có thông báo về điểm trúng tuyển đợt 1 đại học chính quy năm 2024.
Theo đó, thí sinh có tổng điểm thi 3 môn bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (điểm xét tuyển) từ mức điểm trúng tuyển trở lên thuộc diện trúng tuyển.
Tiêu chí phụ chỉ áp dụng đối với những thí sinh có điểm xét tuyển bằng điểm trúng tuyển. Những thí sinh có điểm xét tuyển lớn hơn điểm trúng tuyển không phải áp dụng tiêu chí phụ.
Điểm chuẩn Đại học Công nghiệp Hà Nội từ 19 đến 26,05
Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có điểm chuẩn cao nhất Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI). Với 26,05 điểm, ngành này soán ngôi đầu vào cao nhất của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (25,89). Đây là tổng điểm thi tốt nghiệp 3 môn theo tổ hợp, cộng điểm ưu tiên (nếu có).
Ngành có điểm chuẩn thấp nhất là Công nghệ kỹ thuật môi trường và Công nghệ kỹ thuật môi trường, cùng lấy 19 điểm, bằng mức thấp nhất của năm ngoái. Các ngành còn lại đều trên 20.
Năm 2024, Đại học Công nghiệp Hà Nội tuyển 7.650 sinh viên, tăng 150 so với năm ngoái. Trong 6 phương thức tuyển sinh, nhóm xét điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm 65% tổng chỉ tiêu.
Đại học Đà Nẵng vừa công bố điểm chuẩn năm 2024 của các trường đại học thành viên. Điểm chuẩn cao nhất là ngành Sư phạm Lịch sử với 28,13 điểm. Điểm cao tiếp theo là ngành Công nghệ thông tin, Thiết kế vi mạch bán dẫn, Trí tuệ nhân tạo.
Cụ thể, tại Trường ĐH Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), điểm chuẩn cao nhất là ngành Công nghệ thông tin, chuyên ngành Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo với 27,11 điểm. Tại Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), điểm chuẩn cao nhất là ngành Kinh doanh quốc tế với 27 điểm.
Ngành Sư phạm Lịch sử là ngành có điểm cao nhất của Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) và cũng là điểm chuẩn cao nhất trong tất cả 9 trường thành viên của Đại học Đà Nẵng với 28,13 điểm. Tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Công nghệ kỹ thuật điện tử-viễn thông (chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn) với 23,55 điểm.
Còn Trường Đại học CNTT&TT Việt-Hàn, điểm chuẩn cao nhất là ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính- chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn với 27 điểm.
Theo công bố chiều 17/8, điểm chuẩn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội từ 26,73 đến 29,1. Ba ngành trên 29 điểm gồm Báo chí, Quan hệ công chúng và Hàn Quốc. Ngành Quan hệ công chúng có điểm cao nhất - 29,1 ở khối C00 (Văn, Sử, Địa). Mức này cao hơn năm ngoái 0,32 điểm.
Hai ngành Hàn Quốc học và Báo chí có điểm chuẩn lần lượt là 29,05 và 29,03. Các ngành còn lại lấy đầu vào phổ biến khoảng 27,38 - 28,83 điểm.
Điểm chuẩn các ngành của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2024:
Năm học 2024-2025, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển 2.300 sinh viên cho 28 ngành đào tạo, bằng 6 phương thức.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!