Không nhất thiết phải du học nước ngoài mới thành công dân toàn cầu

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 22/07/2020 05:47 GMT+7

VTV.vn - Những bất cập sẽ được khơi thông nếu mô hình du học tại chỗ mạnh lên, nhất là trong bối cảnh COVID-19 đã gây ra biến động toàn cầu ở các khía cạnh khác nhau.

Một khảo sát cách đây vài năm cho thấy, có tới 60-70% số du học sinh Việt Nam ở lại nước ngoài sau khi học xong, nguy cơ "chảy máu chất xám" là thực tế hiển hiện. Ngược lại, cũng một nghiên cứu cho thấy, 60-70% du học sinh sau khi ở nước ngoài trở về gặp khó khăn khi phải hội nhập trở lại với chính cộng đồng của mình.

Biến động toàn cầu do COVID-19 ở các khía cạnh khác nhau làm cho nhiều thí sinh, phụ huynh dần thay đổi hướng lựa chọn cho tương lai. Thay vì đến các quốc gia phát triển, thì các chương trình quốc tế, liên kết đào tạo ở các trường đại học tại Việt Nam được đặt vào tầm ngắm. Những chương trình này vốn đã được định hình và có uy tín tại thị trường trong nước gần 1 thập kỷ qua, nhưng có lẽ đây là thời điểm các chương trình này bộc lộ được nhiều ưu điểm bởi tính phù hợp xu thế.

Thực tế, mỗi năm có 192.000 sinh viên đi du học, trong khi hình thức du học tại chỗ thu hút được 26.000 sinh viên, tức là chỉ bằng khoảng 1/7.

Mỗi năm, các gia đình Việt Nam chi tổng cộng 3-4 tỷ USD cho con đi du học.

Tại Hội nghị thúc đẩy cơ hội học tập chương trình giao dục quốc tế tại Việt Nam, được tổ chức vào sáng 21/7, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết trên toàn quốc hiện có 70 cơ sở giáo dục đại học đang cung cấp các chương trình đào tạo quốc tế. Bao gồm: Các trường có vốn đầu tư nước ngoài (khoảng 50 chương trình); các trường đại học hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước (khoảng 50 chương trình). Còn lại là 352 chương trình liên kết đào tạo giữa các trường đại học trong nước với các trường đại học quốc tế.

Như vậy, có thể thấy hình thức liên kết đào tạo nước ngoài đang là hình thức hợp tác quốc tế chủ yếu trong hoạt động đào tạo ở khối đại học. Thống kê cũng cho thấy, số lượng sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh đang theo học các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài là khoảng gần 26.000 người, chỉ bằng 1/7 so với số du học sinh Việt Nam đang du học tại các nước.

Cơ hội cho các trường đại học đẩy mạnh liên kết đào tạo rộng mở hơn bao giờ hết, khi tình hình dịch bệnh khiến nhu cầu được học tập mà vẫn đảm bảo an toàn được đặt lên hàng đầu.

Một vài quốc gia có đông đảo du học sinh Việt Nam nhất:

Nhật Bản: Hơn 15.000 du học sinh Việt Nam, nếu tính cả số học viên sang học tiếng thì lên tới 70.000, chỉ xếp sau Trung Quốc với về lượng du học sinh tại quốc gia này. Lượng du học sinh Việt Nam vào Nhật gia tăng liên tục theo các năm.

Mỹ: Có gần 30.000 học sinh và sinh viên Việt Nam đang theo học, liên tục đứng thứ 6 trong danh sách những quốc gia dẫn đầu về lượng sinh viên du học tại đây. Du học sinh Việt Nam đóng góp gần 1 tỉ USD cho nền kinh tế hàng đầu thế giới này.

Australia: có gần 16.000 sinh viên Việt Nam, xếp thứ 4 về số du học sinh tại đây, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal. Việt Nam cũng là 1 trong 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng lượng du học sinh vào quốc gia này nhanh nhất.

Trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 21/7, bà Nguyễn Thu Thủy, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cùng bàn luận để làm rõ hơn về vấn đề này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước