Học sinh trường THPT Việt Nhật hào hứng trải nghiệm chương trình Open Day 365. Ảnh: Huyền Linh
Một ngày trở thành sinh viên "tập sự"
Ngày hội trải nghiệm Open Day 365 đã giúp hàng nghìn học sinh THPT được "mắt thấy, tai nghe" trải nghiệm thực tế không khí học tập tại môi trường giáo dục đại học.
Chương trình được tổ chức nhằm tạo cơ hội để các bạn học sinh cùng quý thầy cô, quý phụ huynh trang bị thêm thông tin ngành nghề cũng như được tham quan, tìm hiểu về Trường Đại học Gia Định, TP Hồ Chí Minh.
Học sinh trường THPT Việt Nhật tìm hiểu học bổng 20% học phí toàn khóa của GDU. Ảnh: Huyền Linh
Thông qua chương trình, các em học sinh và thầy cô được tham quan và khám phá môi trường học tập "xanh", ngoài ra, các em còn nhận được sự tư vấn từ lãnh đạo, giảng viên của các đơn vị chuyên trách. Điều này giúp các em học sinh phần nào hiểu thêm về ngành học mà mình yêu thích từ đó có những lựa chọn, hướng đi phù hợp với sở trường, năng khiếu của bản thân.
Chương trình Open Day 365 diễn ra từ thứ 2 đến thứ 7. Ảnh: Mỹ Ngọc
"Việc đưa sinh viên đi trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất quan trọng trước khi các em lựa chọn ngành nghề. Chuyến đi này giúp các em trải nghiệm thực tế môi trường đại học, nghe quý thầy cô tư vấn. Các em được tham quan cơ sở vật chất, điều kiện ăn, ở cũng như tìm hiểu mức học phí, suy nghĩ và lựa chọn được ngành học, trường học phù hợp với sở thích, khả năng và điều kiện kinh tế của gia đình", Ông Lâm Đặng Trúc Lâm – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng THCS-THPT Long Hưng (Sóc Trăng) cho biết.
Được tư vấn hướng nghiệp cùng chuyên gia
Vượt quãng đường hơn 200km từ Sóc Trăng đến TP Hồ Chí Minh, bạn Lê Thị Kiều Nương học sinh lớp 12A1 – Trường THCS-THPT Long Hưng hào hứng: "Em cảm thấy rất vui và phấn khích khi được tham gia chương trình Open Day 365. Em đã được các thầy cô tư vấn, giải đáp rất nhiều thắc mắc về ngành mà em quan tâm, được tham quan trường. Ấn tượng ban đầu của em là trường rất đẹp và nhiều cây xanh, phòng hội trường rất rộng".
Bạn Kiều Nương cũng đã đặt câu hỏi cho chương trình rằng: "Em tìm hiểu về trường thì thấy trường có ngành mới thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin vậy cụ thể chuyên ngành thiết kế vi mạch sẽ học gì và làm gì ạ?".
TS Lê Mạnh Hải – Trưởng khoa Khoa Công nghệ thông tư vấn chuyên ngành Thiết kế vi mạch. Ảnh: Trọng Phúc
Trả lời câu hỏi của bạn, TS Lê Mạnh Hải – Trưởng khoa Khoa Công nghệ thông tin cho biết: "Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn khi các công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế vi mạch đổ bộ vào Việt Nam. Điều đó đã tạo nên một làn sóng mới trong việc đẩy mạnh đào tạo của các trường đại học đáp ứng nhu cầu về nhân lực của lĩnh vực. Đây là ngành học thiết kế, chế tạo những con chip, mạch điện tử trong các thiết bị điện tử. Khi theo học chuyên ngành này, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội đến tham quan các đơn vị sản xuất, phát hành con chip điện tử".
Chương trình Open Day 365 dành cho các trường THPT trên toàn quốc. Ảnh: Huyền Linh
Thông qua hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, các bạn học sinh và quý thầy cô đã cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức xoay quanh xu hướng ngành nghề tại thời điểm hiện tại cũng như tương lai, dự báo nguồn nhân lực trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
Học sinh trường TH-THCS-THPT iSchool Long An tham gia Open Day 365. Ảnh: Huyền Linh
Năm 2024, Trường Đại học Gia Định xét tuyển 49 ngành/chuyên ngành trong đa dạng lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Kinh tế - Quản trị, Khoa học xã hội – Ngôn ngữ, truyền thông số.
Trong năm học này, Nhà trường cũng thực hiện 03 phương thức xét tuyển: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; xét kết quả học bạ THPT; xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại Học Quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2024. Trong đó, với điểm học bạ THPT, để xét tuyển thí sinh cần có tổng điểm trung bình Học kỳ I lớp 11 + điểm trung bình Học kỳ II lớp 11 + điểm trung bình Học kỳ I lớp 12 từ 16.5 điểm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!