Nghề giáo trước áp lực từ mạng xã hội

VTV9-Thứ tư, ngày 21/11/2018 06:05 GMT+7

VTV.vn - Nhiều giáo viên đã thốt lên, các thầy, cô giáo phải đối mặt với nhiều áp lực trong nghề giảng dạy, trong đó có cả áp lực từ mạng xã hội.

Đối với câu chuyện phạt học sinh tự tát vào mặt của cô giáo tiểu học ở quận Tân Bình, TP.HCM, rất nhiều phụ huynh cho rằng, cách xử phạt này là sai, phản giáo dục. Tuy nhiên, phụ huynh có thể xử trí bằng cách cùng ngồi nói chuyện với giáo viên thay vì mượn Facebook làm kênh trung gian bởi chỉ đối thoại mới giải quyết được xung đột. Việc thiếu đối thoại giữa phụ huynh và giáo viên đã gây hậu quả lớn.

Thầy, cô giáo luôn được coi là chuẩn mực, vì thế sự nhìn nhận của xã hội trước sự cố, tai nạn trong nghề luôn khắt khe và khắc nghiệt hơn. Những phát ngôn nóng vội, nhanh chóng đưa ra nhận định, đánh giá, thậm chí là chỉ trích, miệt thị, “ném đá hội đồng” của phụ huynh, học sinh và của cả những người không liên quan trong các vụ việc đã gây ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến người làm nghề. Áp lực này khiến nhiều nhà giáo muốn từ bỏ nghề.

Chúng ta không thể chối bỏ mạng xã hội và những hệ giá trị mà nó mang lại. Nói cách khác, ngành giáo dục phải chấp nhận việc đối mặt với những khủng hoảng nghề nghiệp trong môi trường này. Tất nhiên, những khủng hoảng này là khác nhau về tính chất nhưng vẫn cần một cách thức xử lý chung để không gây hoang mang, ảnh hưởng xấu đến dư luận. Thực tế, không phải giáo viên nào cũng có kỹ năng này, cách xử lý khủng hoảng hiện nay chỉ đang dựa trên kinh nghiệm, cảm tính và cả sự bao dung của mỗi thầy, cô giáo.

Một số giáo viên tự vệ bằng cách không kết bạn với học trò trên Facebook, không dùng mạng xã hội. Tuy nhiên, khi đẩy mình nằm ngoài sự phát triển của công nghệ, đó chưa hẳn là cách hay. Trên thực tế, giáo viên không còn là người độc quyền trao kiến thức cho học trò. Thầy, cô giáo cần phải thay đổi tư duy để thích ứng với môi trường giáo dục mới - giáo dục trong thời đại mạng xã hội. Suy cho cùng, mạng xã hội chỉ là công cụ, tốt hay xấu là do người dùng.

Dù ở môi trường ảo hay thực, những giá trị cốt lõi của giáo dục vẫn không bị thay đổi nếu người thầy, người cô đủ tình yêu nghề, dạy học bằng cái tâm của nghề. Do đó, các giáo viên cần giữ giữ vững cái tâm và tình yêu nghề, tình yêu học trò để vượt qua áp lực vốn dĩ luôn tồn tại với nghề giáo.

Vụ phạt học sinh tự tát vào mặt: Phụ huynh mong muốn có hình thức xử lý thấu tình đạt lý Vụ phạt học sinh tự tát vào mặt: Phụ huynh mong muốn có hình thức xử lý thấu tình đạt lý

VTV.vn - Các bậc phụ huynh mong muốn có một hình thức xử lý thấu tình đạt lý đối với giáo viên trong vụ việc phạt học sinh tự tát vào mặt ở TP.HCM.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước