Tăng cường kỹ năng thực hành cho SV Sư phạm

Dân trí-Thứ tư, ngày 21/05/2014 06:00 GMT+7

Bộ GD-ĐT vừa chính thức ban hành thông tư số 16/2014/TT-BGDĐT Quy chế hoạt động của trường thực hành sư phạm. Đây sẽ là tiền đề để góp phần rèn luyện kỹ năng, phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục, phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên sư phạm.

Theo thông tư này thì trường thực hành Sư phạm (SP) là trường mầm non, trường phổ thông trực thuộc cơ sở đào tạo giáo viên (do cơ sở đào tạo giáo viên đề xuất thành lập) hoặc trực thuộc cơ quan quản lý giáo dục địa phương (gọi là trường thuộc địa phương). Cơ sở đào tạo giáo viên chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục địa phương lựa chọn, phê duyệt danh sách các trường mầm non, trường phổ thông có đủ các điều kiện được giao nhiệm vụ trường thực hành SP trong từng giai đoạn.

‘ Ảnh minh họa

Trường thực hành SP thực hiện đầy đủ các quy định của Điều lệ trường mầm non, trường phổ thông tương ứng và là cơ sở thực hành của sinh viên SP theo quy định tại Quy chế này.

Thông tư cũng cho biết, các trường thực hành SP được phép phối hợp với cơ sở đào tạo giáo viên tổ chức hướng dẫn thực hành SP, thực tập SP và rèn luyện nghiệp vụ SP thường xuyên của sinh viên SP; Phối hợp với cơ sở đào tạo giáo viên tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm khoa học giáo dục; triển khai ứng dụng các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý giáo dục tiên tiến vào thực tiễn hoạt động của nhà trường; đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục, cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo của cơ sở đào tạo giáo viên.

Bên cạnh đó được phép phát triển các nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của hoạt động thực hành SP; Được mời giảng viên của cơ sở đào tạo giáo viên tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, triển khai nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào hoạt động giảng dạy, giáo dục của trường.

Trường thực hành SP được đầu tư về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, tài liệu, sách giáo khoa và các điều kiện khác để bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục, thực hành SP và nghiên cứu khoa học giáo dục.

Nội dung thực hành SP sẽ gồm các nội dung: Tìm hiểu các hoạt động giáo dục trong trường học; Tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; Tập làm các thao tác, rèn kỹ năng các công việc dạy học, giáo dục; Tập làm giáo viên trong các hoạt động dạy học, trong công tác chủ nhiệm lớp và trong các hoạt động giáo dục khác; Tham gia các hoạt động chuyên môn của tập thể giáo viên, nhà trường.

Các cán bộ quản lý, giáo viên hướng dẫn thực hành SP phải có khả năng tổ chức, hướng dẫn sinh viên thực hành SP; Có khả năng nghiên cứu, triển khai kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục, sáng kiến, kinh nghiệm phục vụ hoạt động giáo dục và thực hành SP; Có kinh nghiệm giáo dục và giảng dạy từ đủ 5 năm trở lên (không kể thời gian tập sự); Được đánh giá, xếp loại Khá trở lên theo quy định Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường mầm non, trường phổ thông tương ứng.

Cán bộ quản lý, giáo viên tham gia hướng dẫn thực hành SP dược ưu tiên xét chọn tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, học tập nâng cao trình độ, đi tham quan, tham dự các hội thảo ở trong nước và ngoài nước; được sử dụng kết quả tham gia hoạt động tổ chức, hướng dẫn thực hành SP trong việc đánh giá công chức, viên chức;

Được hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động thực hành SP theo khả năng tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ của trường thực hành SP; Được trả thù lao theo chế độ hiện hành đối với số giờ vượt định mức giảng dạy (đã quy đổi theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này);

Bên cạnh đó, được cơ sở đào tạo giáo viên mời làm giảng viên thỉnh giảng, làm báo cáo viên và được trả thù lao theo quy định nếu có đủ tiêu chuẩn đối với giảng viên thỉnh giảng và báo cáo viên.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước