Tranh luận về yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên

Hoài Thương, Phạm Hùng-Thứ sáu, ngày 19/03/2021 16:07 GMT+7

VTV.vn - Với Thông tư mới, giáo viên vui vì những yêu cầu không cần thiết được loại bỏ nhưng vẫn băn khoăn về lộ trình điều chỉnh dạy học và cấp chứng chỉ.

Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề giáo năm 2016 có 11 chuyên đề tương đương với 240 tiết học. Thời gian học 5 buổi/tuần, hoàn thành trong vòng 6 tuần. Tuy nhiên, vì lý do dịch COVID-19 nên nhiều đơn vị đào tạo tổ chức giảng dạy trực tuyến rút ngắn xuống chỉ còn 5-8 buổi.

Giáo viên Hoàng Thị Bích Liên - Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý, Hà Nam - cho hay: "Bản thân tôi đi học 3 năm lớp ĐH sư phạm quản lý. Tôi thấy ở trường chúng tôi đã được học các kiến thức mà chúng tôi vừa tiếp thu 3 buổi online".

Tranh luận về yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên - Ảnh 1.

Theo chuyên gia giáo dục, nhiều trường đang giảng dạy nội dung có từ 5 năm trước. Chương trình theo Thông tư mới hiện nay chưa ban hành.

"Mới có chương trình từ năm 2016, tôi không biết dạy kiểu gì. Mà chương trình 2016 nội dung nhiều thứ không phù hợp. Rất nhiều cấu phần trong đó dành cho cán bộ quản lý chứ không phải dành cho giáo viên" - TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT nói.

Thực tế, Bộ GDĐT đã nhìn thấy vướng mắc ở các quy định trong Luật Viên chức và Nghị định liên quan, vì thế nên chăng có đề xuất sửa đổi quy định cho phù hợp.

Theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: "Thay bằng các chứng chỉ như hiện nay chúng ta quy định phải bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp, mà có thể bồi dưỡng theo vị trí việc làm, theo nhu cầu công việc thường xuyên của các nhà trường cũng như cơ sở giáo dục".

Áp lực học nâng chuẩn, áp lực tập huấn thay sách giáo khoa và sau ngày 20/3, hàng nghìn giáo viên trên cả nước bắt buộc phải đi học thêm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để giữ hạng và nâng hạng trước khi kỳ vọng có những thay đổi trong tương lai.

Tranh luận về yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên - Ảnh 2.

Ông Trịnh Xuân Thắng - Trưởng Phòng Giáo dục TP. Phủ Lý, Hà Nam - bày tỏ: "Tôi cũng mong muốn nội dung này được gọn lại để các cấp thực hiện được tốt hơn. Giáo viên cũng tránh được nội dung học tương tự nhau".

Đó cũng là mong muốn trước mắt của giáo viên, bởi các tiêu chuẩn đặt ra suy cho cùng đều phải xuất phát từ thực tiễn…

Giáo viên 'tất bật' đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp Giáo viên "tất bật" đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

VTV.vn - Những ngày qua, câu chuyện về nâng hạng, giữ hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên đang được nhiều người quan tâm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước