Tự chủ đại học: Bài toán khó không dễ trả lời cho giáo dục Việt Nam

PV-Thứ bảy, ngày 30/08/2014 13:32 GMT+7

Cốt lõi của vấn đề tự chủ đại học là gì? Nên trao quyền tự chủ như thế nào để đảm bảo mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng của giáo dục đại học nhưng vẫn đồng thời đảm bảo công bằng xã hội? Đó là những bài toán khó không dễ trả lời đối với những nhà hoạch định chính sách giáo dục lúc này.

Ngày 28/8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã nhất trí thông qua đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2014 - 2017 đối với 4 trường đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT cùng những thay đổi mang tính bản lề, gốc rễ. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định, cùng với sự phát triển bền vững của đất nước, yếu tố con người có ý nghĩa quyết định, sức mạnh con người là ở trí tuệ, ở nguồn nhân lực. Đối với giáo dục đại học, việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học là một trong những khâu đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực.

Từ năm 2008 đến nay, Chính phủ đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho 54 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có 6 trường đại học được giao đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên và 4 trường được giao tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

Tới thời điểm hiện tại, một số trường như Đại học Ngoại thương, ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã tự chủ được gần 80% kinh phí chi thường xuyên. Đại học Tôn Đức Thắng và Đại học Hà Nội đã tự chủ 100% chi thường xuyên.

Theo đó, một câu hỏi đặt ra là cốt lõi của vấn đề tự chủ đại học là gì? Nên trao quyền tự chủ như thế nào để đảm bảo mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng của giáo dục đại học nhưng vẫn đồng thời đảm bảo công bằng xã hội? Đó là những bài toán khó không dễ trả lời đối với những nhà hoạch định chính sách giáo dục lúc này.

Đây cũng chính là vấn đề sẽ được đưa ra bàn luận trong chương trình Sự kiện & Bình luận tuần này với sự tham gia của GS. Tiến sĩ Hoàng Văn Châu - Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội và Tiến sĩ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình Sự kiện &Bình luận qua video dưới đây:

 

 

 

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước