Từng bước thẩm thấu, hình thành và giữ gìn nét văn hóa học đường

Khánh Nguyễn-Thứ hai, ngày 22/08/2022 22:46 GMT+7

VTV.vn - Các ý kiến đã thể hiện sự thống nhất cao về chủ trương xây dựng văn hóa học đường đồng thời làm sáng tỏ hơn các giải pháp kinh nghiệm, chỉ đạo, triển khai trong thực tiễn.

Ngày 22/8, đã diễn ra Hội nghị "Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường". Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 64 điểm cầu trong cả nước.

Tại Hội nghị, các tham luận, ý kiến được trao đổi thảo luận xoay quanh các vấn đề như: Xây dựng văn hóa học đường góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Công tác chỉ đạo triển khai của Đoàn, Hội, Đội về các giải pháp phối hợp với ngành Giáo dục trong nhiệm vụ xây dựng văn hóa học đường; Xây dựng hệ giá trị văn hóa cần hình thành trong học sinh phổ thông Việt Nam trong giai đoạn mới...

Từng bước thẩm thấu, hình thành và giữ gìn nét văn hóa học đường - Ảnh 1.

GS.TS Đào Duy Quát, Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương phát biểu tham luận tại Hội nghị.

Nhận định văn hóa học đường là một phần của văn hóa quốc gia dân tộc, là lĩnh vực đặc biệt quan trọng tạo điều kiện môi trường để hiện thực hóa: "Học để làm người" của giáo dục, PGS.TS Đào Duy Quát, Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương cho rằng: Cần nhận thức văn hóa học đường là hệ thống các giá trị chuẩn mực được kiến tạo và không ngừng hoàn thiện qua quá trình tương tác ứng xử giữa nhà quản lý giáo dục, cán bộ giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và các cộng đồng với nhau. Qua đó, giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng thế hệ trẻ trong các nhà trường phát triển toàn diện: nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

Thông tin tại Hội nghị, đại diện Sở GDĐT Nghệ An cho biết, bên cạnh những kết quả, nỗ lực xây dựng văn hóa học đường, hiện nay vẫn có biểu hiện xuống cấp, đang là mối lo ngại và trở thành vấn đề "nóng" của xã hội. Nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng văn hóa học đường dẫn đến những hành vi lệch chuẩn như tình trạng bạo lực học đường, lối sống vô cảm, thờ ơ, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, thầy cô, bạn bè…

Từng bước thẩm thấu, hình thành và giữ gìn nét văn hóa học đường - Ảnh 2.

Các đại biểu lắng nghe ý kiến từ các điểm cầu.

Theo thông tin của đại diện Sở GDĐT Hà Nội, thời gian qua, ngành Giáo dục Thủ đô đã triển khai dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh cho học sinh Thủ đô đã thu được những kết quả rất khả quan. Hiện, Hà Nội đang xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn và dạy cho các lớp mầm non 5 tuổi trên địa bàn thành phố. Sở GDĐT Hà Nội cũng chỉ đạo các nhà trường, phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã thành lập bộ phận làm công tác tư vấn tâm lý trong trường học. Đến nay đã có 100% các đơn vị trường học (gần 1.600 trường học) đã thành lập bộ phận tư vấn tâm lý.

Từng bước thẩm thấu, hình thành và giữ gìn nét văn hóa học đường - Ảnh 3.

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết phát biểu tại Hội nghị

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng văn hóa học đường, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết đề nghị trong thời gian tới Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và ngành Giáo dục cần chỉ đạo các cấp bộ đoàn, hội, đội phối hợp chặt chẽ để triển khai nhân rộng các mô hình tiêu biểu trong việc triển khai các nội dung gắn với việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, tình yêu quê hương, đất nước, văn hóa trong học đường. Tiếp tục phối hợp để gia tăng số lượng, tần suất tổ chức các cuộc thi, chương trình, diễn đàn cho học sinh, sinh viên trong thời gian tới. Đồng thời, quan tâm, tăng cường tập huấn, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ các thầy cô giáo về vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống, tình yêu quê hương, đất nước, văn hóa trong học đường…

Đồng tình với các ý kiến phát biểu, tham luận tại Hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, các ý kiến đã thể hiện sự thống nhất cao về chủ trương xây dựng văn hóa học đường đồng thời làm sáng tỏ hơn các giải pháp kinh nghiệm, chỉ đạo, triển khai trong thực tiễn.

Từng bước thẩm thấu, hình thành và giữ gìn nét văn hóa học đường - Ảnh 4.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại Hội nghị

Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, thời gian qua, các cấp, các ngành nói chung, ngành Giáo dục nói riêng đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp giáo dục đạo đức, lối sống, thẩm mỹ, giáo dục văn hóa cho học sinh, sinh viên, nỗ lực xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Điều này góp phần thúc đẩy hiệu quả nâng cao giáo dục. Điển hình là phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Nhận định xây dựng văn hóa học đường là một trong những nhiệm vụ quan trọng để cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, ông Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Bộ GDĐT chỉ đạo, xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án triển khai Chỉ thị 08 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai xây dựng văn hóa học đường; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội sẽ đồng hành, bám sát thực hiện để làm từng thành viên trong nhà trường bao gồm quản lý, giáo viên, học sinh, người lao động đều thẩm thấu, hình thành và giữ gìn nét văn hóa học đường.

Cần hướng dẫn các chuẩn mực về văn hóa đạo đức, hành vi ứng xử trên không gian mạng Cần hướng dẫn các chuẩn mực về văn hóa đạo đức, hành vi ứng xử trên không gian mạng

VTV.vn - Đây là một trong những giải pháp được đưa ra tại hội nghị “Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường” do Bộ GD&ĐT và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức chiều

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Từ khóa:

nét văn hóa

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước