Những thuyết minh cặn kẽ với từng món ăn Việt Nam với mỗi đoàn khách nước ngoài tưởng chừng đơn giản nhưng không phải nhà hàng nào cũng làm. Giúp du khách hiểu và cảm nhận rõ hơn về ẩm thực Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở sự tự giác mang tính cá nhân.
Không khó để nhận ra các món ăn truyền thống Nhật Bản hay Hàn Quốc trong những tờ rơi quảng bá ẩm thực, du lịch của nước bạn. Trong khi đó, hầu hết du khách đến với Việt Nam, khám phá ẩm thực thường không nằm trong lịch trình. Điều đó cũng dễ hiểu khi ngay trong những chương trình xúc tiến du lịch nước ngoài, ẩm thực chỉ góp một phần khiêm tốn.
Sở hữu kho tàng ẩm thực phong phú và có lợi cho sức khỏe hàng đầu thế giới, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một cơ quan nghiên cứu quảng bá ẩm thực Việt ra đời.
Trong khi đó, tại xứ sở kim chi, Viện nghiên cứu Ẩm thực Hàn Quốc hay thậm chí là Viện nghiên cứu Kim chi quốc tế đã hoạt động hơn 20 năm. Cùng với đó, nghệ thuật ẩm thực Hàn Quốc được xem là mũi nhọn trong làn sóng văn hóa Hallyu. Hơn 10.000 nhà hàng Hàn Quốc có mặt trên khắp thế giới và những lớp học nấu ăn nhỏ lẻ cho khách nước ngoài bao giờ cũng kín lịch trước cả tháng.
Đa dạng, phong phú, hương vị cân bằng, hài hòa giữa âm dương, chua, cay, mặn, ngọt là những gì các trang web nổi tiếng thế giới hay các kênh truyền hình bình chọn và đánh giá về ẩm thực Việt Nam. Vậy ẩm thực còn thiếu yếu tố gì để biến thành thương hiệu văn hóa quốc gia và trở thành mũi nhọn của ngành công nghiệp văn hóa? Sau đây là ý kiến của một số chuyên gia:
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!