Anh: Các thương hiệu hạng sang xử lý hàng tồn kho như thế nào?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ sáu, ngày 07/09/2018 09:50 GMT+7

VTV.vn - Có một cách làm chung trong nhiều năm qua, hầu như nhãn hiệu thời trang xa xỉ nào tại Anh cũng thực hiện, đó là tự đốt hay tiêu hủy các sản phẩm mẫu mã cũ lưu trong kho.

Một câu chuyện hy hữu vừa xảy ra tại Anh là thương hiệu thời trang nổi tiếng Burberry ra tuyên bố sẽ chấm dứt việc xử lý hàng tồn kho theo cách tự đốt hoặc tiêu hủy. Báo chí Anh đã có nhiều bài viết phân tích sâu về câu chuyện trên để độc giả có thêm góc nhìn về cách thức các thương hiệu hạng sang bảo vệ giá trị sản phẩm cũng như toàn cảnh sự dư thừa và nhu cầu điều chỉnh của các nhà sản xuất phân khúc hàng xa xỉ.

Có một cách làm chung mà trong nhiều năm qua, hầu như nhãn hiệu thời trang xa xỉ nào cũng thực hiện đó là tự đốt hay tiêu huỷ đi các sản phẩm mẫu mã cũ lưu đầy trong kho, khiến kho quá tải sức chứa. Đốt là giải pháp để tránh đi việc các sản phẩm vẫn có cách bị tuồn ra thị trường và bán với giả rẻ làm mất giá trị thương hiệu.

Theo các thống kê của tờ Người bảo vệ, The Guardian, trước khi tuyên bố dừng việc tự đốt hàng hoá của mình, năm 2017 các sản phẩm bị Burberry đốt có tổng giá trị đến gần 29 triệu Bảng. 2017 cũng là năm lượng hàng lưu kho của Burberry lên cao đỉnh điểm. Tính cả 5 năm trở lại đây, hãng này đã tiêu huỷ lượng hàng hoá trị giá 105 triệu Bảng.

Burberry không phải cái tên duy nhất, báo chí ghi nhận rằng, nhà sản xuất đồng hồ Thuỵ Sỹ Richemont - hãng sở hữu các tên tuổi xa xỉ như Cartier và Montblanc, 2 năm qua cũng đã tự huỷ lượng sản phẩm có tổng giá trị 500 triệu Euro với mục đích tương tự là dọn kho và tránh hàng bị bán ra ngoài rẻ mạt.

Cách xử lý trên của các thương hiệu là điều lâu nay các nhà hoạt động môi trường và xã hội vẫn cho là một sự lãng phí không thể chấp nhận được vì theo họ, rất nhiều sản phẩm thay vì tiêu hủy vẫn có thể giải quyết theo cách tái chế, tái sử dụng.

Theo BBC, cùng với tuyên bố dừng chính sách tự tiêu hủy hàng, Burberry gần như là thương hiệu hạng sang đầu tiên cho thấy các thiện chí thay đổi, để thích ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Người tiêu dùng ngày càng tỏ ra không mấy thiện cảm với các sản phẩm làm từ da động vật nhưng không ít nhãn hiệu thời trang vẫn coi đây như một thế mạnh tiêu biểu cho thương hiệu của mình.

Tờ Người bảo vệ đã có một góc nhìn rộng hơn từ câu chuyện đốt hàng tự tiêu huỷ của các thương hiệu lớn. Theo báo này, ngành công nghiệp thời trang đang ở thời điểm yêu cầu nhiều thay đổi trong tổ chức sản xuất và kể cả tư duy kinh doanh, không chỉ là dừng các chương trình tiêu huỷ hàng lãng phí, không chỉ cam kết thay đổi chất liệu, dừng sử dụng da động vật, mà còn từ những điều chỉnh nhỏ hơn như tái sử dụng các loại hộp đựng, túi bọc... tức là kinh doanh dựa trên cả thương hiệu và hình ảnh xã hội của thương hiệu. Quan trọng nhất, giải quyết vấn đề ngập tràn hàng dư thừa tồn kho từ gốc chỉ có cách là điều chỉnh giảm lượng sản xuất.

Burberry tự đốt hết quần áo và mỹ phẩm tồn kho của mình Burberry tự đốt hết quần áo và mỹ phẩm tồn kho của mình

VTV.vn - Hãng thời trang cao cấp của Anh Quốc sẵn sàng tự hủy sản phẩm của mình để bảo vệ giá trị thương hiệu.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước