Bất cập quy hoạch đất rừng đặc dụng

Mạnh Cường (Ban Thời sự)-Thứ bảy, ngày 06/04/2019 13:22 GMT+7

VTV.vn - Gần 200 hộ dân và hơn 1.600 ha đất ở lẫn đất rừng sản xuất lại bị quy hoạch là đất rừng đặc dụng dù người dân đã ở hoặc sử dụng từ những năm 1990 trở về trước.

Sự chồng chéo, bất cập này đang diễn ra tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa, Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của nhiều người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Gần 70 tuổi, sống ở khu đất này từ khi còn nhỏ, nhiều năm liền ông Học đề nghị huyện, xã làm sổ đỏ cho gia đình ông nhưng không thể được vì đất của gia đình ông và toàn bộ diện tích đất, hoa màu của xóm Xuyên Sơn và xóm Ngọc Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai đã bị quy hoạch vào diện tích rừng đặc dụng. Người dân muốn chuyển nhượng cũng không được. Còn hơn 1 ha trồng keo đã 9 năm, giờ chỉ đành để làm củi vì cũng không thể xin thủ tục khai thác.

Cũng ngay tại khu vực Bản Ná, trước là đất của 5 hộ dân, có giấy tờ, bìa xanh, sau bán lại cho 1 doanh nghiệp nhưng cũng bị quy hoạch vào diện tích rừng đặc dụng.

Con đuòng mòn dẫn vào mỏ vàng Bản Ná và đi qua cánh đồng Khắc Kiệm, từ những năm 1990 về trước cũng là đường mòn, xung quanh chỉ là cây nhỏ, bụi rậm nhưng năm 2012 cũng đều bị quy hoạch là diện tích rừng đặc dụng.

Theo quy định, trước khi ban hành quy hoạch này, Chi cục Lâm nghiệp thuộc Sở NN&PTNT Thái Nguyên phải thông qua ý kiến chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư. Nhưng điều này đã không được thực hiện.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thái Nguyên rà soát, đánh giá lại các trường hợp bị cho là chồng lấn trong quy hoạch 3 loại rừng, tránh quy hoạch chồng chéo lên đất sản xuất nông nghiệp và không gây khó khăn, phiền toái cho người dân và doanh nghiệp.

Lấn chiếm đất rừng dọc Quốc lộ 29 Lấn chiếm đất rừng dọc Quốc lộ 29 Người dân thôn Minh Tân bất bình với kết luận thanh tra đất rừng Sóc Sơn Người dân thôn Minh Tân bất bình với kết luận thanh tra đất rừng Sóc Sơn Tây Nguyên: Đất rừng bị lấn chiếm để trồng cây công nghiệp Tây Nguyên: Đất rừng bị lấn chiếm để trồng cây công nghiệp

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước