Gỡ bỏ hạn ngạch - tình thế "tiến thoái lưỡng nan" suốt gần một tháng qua của doanh nghiệp cũng được giải quyết, bởi trước đó, hàng ngàn tấn gạo của doanh nghiệp đã được chuyển đến sà lan để đưa ra cảng nhưng phải hoãn lại. Hàng cũng không thể đóng vào container bởi không biết hạn ngạch được xuất khẩu là bao nhiêu. Ước tính, các doanh nghiệp thiệt hại khoảng 50 tỷ đồng/ngày.
Theo chuyên gia, bài học xuất khẩu gạo năm 2008 vẫn còn đó khi Việt Nam cũng lỡ cơ hội xuất khẩu giá tốt. Dự báo, nhu cầu mua gạo dự trữ trên thế giới sắp tới cũng sẽ giảm.
GS. Võ Tòng Xuân cho rằng có thể tham khảo mô hình của Thái Lan - nước kiểm soát tốt chất lượng cũng như số lượng gạo xuất khẩu. Bộ Thương mại Thái Lan lập một Trung tâm kiểm phẩm. Doanh nghiệp xuất khẩu gạo tìm khách mua, sau đó mới quay lại thu mua của nông dân trong nước và được Trung tâm kiểm phẩm kiểm tra đóng dấu xác nhận đúng chất lượng mới được xuất khẩu. Cách làm này vừa kiểm soát tốt chất lượng, số lượng gạo xuất khẩu và tránh lọt gạo giả hay xuất chui.
Như vậy, sau 2 ngày tới, các doanh nghiệp sẽ được xuất khẩu gạo bình thường trở lại. Thủ tướng nhấn mạnh, sở dĩ Chính phủ có quyết định này là do đến nay Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được COVID-19 để đảm bảo an toàn căn bản cho người dân. Trong khi đó, cả nước đang tiếp tục được mùa lớn.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương giám sát nghiêm các thương nhân xuất khẩu gạo phải duy trì thường xuyên mức dự trữ tối thiểu 5% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu 6 tháng trước. 20 thương nhân xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước phải ký thỏa thuận với ít nhất một hệ thống siêu thị về việc đảm bảo cung cấp lương thực dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Nếu thương nhân không thực hiện thì thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân đó.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!