Bộ trưởng Bộ Công Thương: Hiệp định CPTPP có chất lượng không thua kém hiệp định TPP

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 14/11/2017 06:31 GMT+7

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trong buổi họp báo chung về quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh minh họa: Dân trí

VTV.vn - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định chất lượng Hiệp định CPTPP không thua kém Hiệp định TPP và còn có nhiều điểm tiến bộ hơn.

Trước hết, Hiệp định TPP và Hiệp định CPTPP có một số điểm khác và giống nhau như sau:

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm có 12 thành viên, được ký kết ngày 4/2/2016. Còn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chỉ gồm 11 thành viên (do Mỹ xin rút).

Về quy mô, Hiệp định TPP chiếm 40% GDP, 30% thương mại toàn cầu và có 800 triệu dân trong khi Hiệp định CPTPP chiếm khoảng 15% GDP, 15% tổng thương mại toàn cầu và 500 triệu dân.

Theo văn bản được công bố, nội dung Hiệp định TPP gồm 30 chương bao quát rộng về thương mại, thuế quan, đầu tư, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường... Hiệp định CPTPP về cơ bản sẽ giữ nguyên nội dung đã đàm phán của TPP nhưng sẽ có thêm 2 phụ lục.

Phụ lục thứ nhất về Danh mục 20 nghĩa vụ tạm hoãn thực thi của TPP và 4 nội dung cần đàm phán lại như đầu tư và cấp phép đầu tư; giải quyết tranh chấp viễn thông; điều kiện tham dự thầu; đối tượng có thể cấp bằng độc quyền sáng chế; minh bạch và công bằng về thủ tục đối với hàng hóa dược phẩm và thiết bị y tế… Phụ lục thứ 2 về 7 điều liên quan đến những điểm kỹ thuật của hiệp định mới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có những chia sẻ về những điểm tiến bộ của Hiệp định CPTPP và cơ hội cũng như thách thức của Việt Nam với Hiệp định CPTPP:

Về phía Nhật Bản, với tư cách là nước đồng Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng TPP nên khi Hiệp định mới CPTPP thay thế Hiệp định TPP, truyền thông Nhật Bản đã đưa tin về thỏa thuận CPTPP một cách thận trọng.

Có những ý kiến lo ngại về khả năng hiệp định mới sẽ được thông qua do các nước thành viên đã không thể đạt được sự nhất trí ở cấp nguyên thủ tại Đà Nẵng và một vài nước muốn tiếp tục đàm phán về các phần khác nhau của hiệp định.

Tuy nhiên, phần lớn các bài viết đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phải hiện thực hóa được hiệp định mới. Quy mô của CPTPP nhỏ hơn đáng kể so với TPP và có nhiều điều khoản cần tiếp tục đàm phán nhưng dù vậy, hiệp định mới vẫn giúp các công ty Nhật Bản thực hiện được mục tiêu tận dụng nguồn lực kinh tế bao gồm thị trường và nhân lực của các nước thành viên, qua đó tạo động lực phát triển cho Nhật Bản.

TPP được xem là cơ hội để Nhật Bản tạo đối trọng trong đàm phán hiệp định thương mại song phương với Mỹ, do Mỹ đang muốn thúc giục Nhật Bản mở cửa thị trường nông sản lớn hơn cả mức thỏa thuận đạt được với các nước thành viên TPP. Do vậy, việc hiện thực hóa TPP sẽ giúp Nhật Bản giảm bớt áp lực phải sớm hoàn thành FTA với Mỹ.

Mở cửa thị trường nông nghiệp hiện vẫn là một đề tài nóng tại Nhật Bản và Chính phủ cần giải thích rõ nội dung các cam kết và ảnh hưởng của chúng đến các nhà sản xuất Nhật Bản.

CPTPP - Đột phá lớn của thương mại tự do khu vực CPTPP - Đột phá lớn của thương mại tự do khu vực

VTV.vn - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ là hiệp định thay thế TPP. Đây được xem là một bước đột phá lớn của thương mại tự do trong khu vực.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước