Bộ Xây dựng lý giải đề xuất chỉ định thầu Sông Đà làm cao tốc Bắc - Nam

Hoàng Nga-Thứ hai, ngày 08/06/2020 17:14 GMT+7

VTV.vn - Bộ Xây dựng đề nghị xem xét, chỉ định thầu Tổng công ty Sông Đà thi công một số đoạn đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dù doanh nghiệp đang thua lỗ.

Mới đây, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị xem xét, chỉ định thầu Tổng công ty Sông Đà thi công một số đoạn đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dù doanh nghiệp đang thua lỗ.

Văn bản của Bộ Xây dựng cho biết, Tổng công ty Sông Đà – CTCP là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước vào năm 2018. Sau cổ phần hóa, Bộ Xây dựng là cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước, nắm giữ 99,7% vốn điều lệ tại Tổng Công ty.

Bộ Xây dựng lý giải đề xuất chỉ định thầu Sông Đà làm cao tốc Bắc - Nam - Ảnh 1.

Văn bản của Bộ Xây dựng đề nghị xem xét, chỉ định thầu Tổng công ty Sông Đà thi công một số đoạn đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam.

Bộ Xây dựng cho rằng: Tổng Công ty Sông Đà là đơn vị có nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia qua các thời kỳ như: Nhà máy Thủy điiện Hòa Bình, Thủy điện Ialy, Sông Hinh, Sơn La, Lai Châu... Đơn vị này cũng là nhà thầu có uy tín, thực hiện nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng như: đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Đường Quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh...

Tổng công ty Sông Đà đã đầu tư khá nhiều máy móc, tham gia nhiều công trình. Do đó,  Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng xin được cho phép Tổng Công ty Sông Đà được tham gia thi công một số đoạn đường cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông theo hình thức chỉ định thầu.

Tổng Công ty Sông Đà từng được biết tới là "ông lớn" nhà nước trong ngành xây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực thi công các nhà máy thủy điện trong và ngoài nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính những năm gần đây.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, doanh nghiệp này đang đứng trước những khoản nợ lớn. Nợ phải trả của Tổng công ty tính đến cuối năm 2019 là hơn 11.000 tỷ đồng, trong đó hàng loạt công ty con rơi vào tình trạng thua lỗ, có nguy cơ mất vốn nhà nước. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty là khoảng 2,8 lần, xấp xỉ mức báo động rủi ro tài chính (3 lần).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước