Bùng phát tranh chấp chung cư

Công Tùng (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ bảy, ngày 05/10/2019 06:00 GMT+7

VTV.vn - Sắc đỏ bao trùm các chung cư, mâu thuẫn không dứt giữa chủ đầu tư và cư dân, tại sao các bên không chọn tòa án phân xử? Giải pháp nào để xử lý dứt điểm tranh chấp?

Thời gian gần đây, hình ảnh những băng rôn đỏ rực gắn trên các chung cư đã gần như trở nên quen thuộc tại Hà Nội và TP.HCM. Vẫn là những tranh chấp quen thuộc như phí bảo trì, phí dịch vụ, điện nước, thành lập ban quản trị, nhiều khi chỉ là những tranh chấp rất nhỏ nhưng cũng nhanh chóng trở thành mâu thuẫn lớn. Mua nhà tiền tỷ những tưởng để an cư nhưng vô cùng mệt mỏi vì ngày ngày phải đi đòi quyền lợi. Đó là tâm trạng chung của nhiều người mua nhà. Tình trạng này ít nhiều đang gây ảnh hưởng tới thị trường bất động sản.

* Tranh chấp chung cư ảnh hưởng thị trường bất động sản

Không chỉ các chung cư đã đi vào vận hành từ lâu mà cả những chung cư mới đi vào hoạt động, người dân mới nhận nhà đã xảy ra tranh chấp. Người dân cho rằng chủ đầu tư không thực hiện đúng theo thỏa thuận, hứa hẹn khi bàn giao nhà. Tranh chấp chung cư giữa cư dân và chủ đầu tư đang là vấn đề nóng trên thị trường BĐS tại Hà Nội.

Các dự án chung cư tập trung hàng nghìn người sinh sống, chính quyền địa phương đều nắm được các mâu thuẫn đang diễn ra. Tuy nhiên, giải pháp của phường vẫn chỉ dừng ở việc yêu cầu 2 bên đối thoại. Kết quả là đâu vẫn vào đấy.

Băng rôn, khẩu hiệu giăng khắp các chung cư đang làm xấu đi bộ mặt đô thị, nhất là các chung cư. Mặt khác, tranh chấp phần nào sẽ ảnh hưởng tới thị trường bất động sản. Thực tế cho thấy, nhiều chung cư bị mất giá, xuất hiện tình trạng rao bán tháo căn hộ hay người dân tỏ ra e ngại khi quyết định đầu tư vào phân khúc chung cư.

* Tranh chấp chung cư - Tại sao không chọn tòa án phân xử?

Căn cứ pháp lý cao nhất để giải quyết các mâu thuẫn chung cư hiện nay giữa người mua nhà và khách hàng nằm ở hợp đồng mua bán, ký kết giữa 2 bên. Hợp đồng giấy trắng mực đen cũng có quy định rõ ràng các bước giải quyết khi 2 bên không đạt được tiếng nói chung. Thế nhưng, vì sao người dân không lựa chọn kiện ra tòa?

Thường ngay sau khi 2 bên không thỏa thuận, người dân thường chọn cách gửi đơn thư kiến nghị tới cơ chức năng, các phương tiện truyền thông.

Các luật sư cho biết, kiện ra tòa được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, phương thức này chưa được nhiều người lựa chọn.

Chọn kiện ra tòa phân xử hay cứ tranh chấp không rõ ràng là quyền quyết định của các bên liên quan. Mâu thuẫn tại các chung cư không chỉ làm đau đầu nhà quản lý, mà còn khiến cả người dân và chủ đầu tư mệt mỏi. Làm thế nào để giải quyết dứt điểm sự phức tạp này?

Tại họp báo Quý III/2019 của Bộ Xây dựng, đại diện cơ quan này cho biết, trong tháng 10 này sẽ có những quy định chi tiết hơn về quản lý nhà chung cư. Đây là điều mà không ít người đang mong chờ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất vẫn là các bên tìm được tiếng nói chung trong những xung đột lợi ích.

Tranh chấp phí bảo trì chung cư: Câu chuyện chưa có hồi kết Tranh chấp phí bảo trì chung cư: Câu chuyện chưa có hồi kết Bỏ thu phí bảo trì chung cư 2#phantram: Liệu có giải quyết được tranh chấp? Bỏ thu phí bảo trì chung cư 2#phantram: Liệu có giải quyết được tranh chấp? Tranh chấp phí bảo trì chung cư: Ai là người chịu khổ? Tranh chấp phí bảo trì chung cư: Ai là người chịu khổ?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước