Cân đối các yếu tố khi giảm lãi suất

Linh Thủy - Minh Đức - Hải Nam (Ban Thời sự)-Thứ sáu, ngày 11/08/2017 20:55 GMT+7

VTV.vn - Giảm lãi suất để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, song đây sẽ không thể là chỗ dựa duy nhất cho doanh nghiệp khi mà dư địa để giảm lãi suất không còn quá rộng rãi.

Sau 1 tháng kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước có quyết định giảm lãi suất điều hành thêm 0,25% và giảm 0,5% lãi suất cho vay ở một số lĩnh vực, đến nay các ngân hàng đang duy trì lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ còn quanh mức 6%/năm. Thậm chí thấp hơn cho các lĩnh vực ưu tiên. Giảm lãi suất để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, song đây sẽ không thể là chỗ dựa duy nhất cho doanh nghiệp khi mà dư địa để giảm lãi suất không còn quá rộng rãi.

Tính đến tháng 7 năm nay, tín dụng ghi nhận mức tăng trưởng đạt 9,06%. Có tới trên 80% dòng vốn đổ về cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên. Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND hiện giờ đã về mức tối đa 6,5%/năm.

Các ngân hàng cho biết, mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay hiện giờ chỉ từ 1% - 1,2%. Đó là chưa kể có những nhóm khách hàng được vay với lãi suất chỉ 5%, lợi nhuận còn lại là rất thấp. Nếu lãi suất tiếp tục giảm, sẽ có nhiều yếu tố buộc phải điều chỉnh từ cả bên vay và bên cho vay để đảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra suôn sẻ.

Việc giảm và duy trì mặt bằng lãi suất thấp giúp giảm chi phí lớn cho các doanh nghiệp khi bước vào chu kỳ chuẩn bị cho mùa kinh doanh cuối năm. Lãi suất giảm được chút nào, doanh nghiệp mừng chút đó, nhưng không thể phủ nhận rằng: doanh nghiệp vẫn còn đứng trước rất nhiều nỗi lo lớn như đầu ra, sức mua, nội lực quản trị để hoạt động có hiệu quả. 

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Từ khóa:

Lãi suất

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước