Đường cao tốc chậm tiến độ do thiếu vật liệu
Một nửa trong số 6 đoạn dự án thành phần thuộc dự án cao tốc đường bộ Bắc - Nam phía Đông đang bị chậm tiến độ tiến độ thi công. Một trong những nguyên nhân chính được chỉ ra là thiếu vật liệu đắp nền đường.
Thực tế này diễn ra trong bối cảnh nhiều mỏ vật liệu nằm trong diện quy hoạch cung cấp cho dự án có khối lượng không đủ hoặc chưa thể đưa vào khai thác. Hệ quả là các nhà thầu loay hoay để tìm cách tháo gỡ, còn các cơ quan chức năng lúng túng và chưa tìm được giải pháp để bù lắp sự thiếu hụt của vật liệu xây dựng.
Nhiều dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc -Nam phía Đông chậm tiến độ thi công do thiều vật liệu xây dựng. Ảnh: VGP
Không có đất dắp nền, một nhà thầu đã phải nghiến đá non để phục vụ thi công. Chi phí đầu tư tăng, nhưng nhà thầu không còn cách nào khác do áp lực về tiến độ ngày càng dồn ép.
Nhiều gói thầu đã buộc phải sang địa phương xa hơn để mua vật liệu đắp nền. Theo đại diện Ban quản lý đoạn dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45, lượng vật liệu đắp nền đang thiếu khoảng 30%.
Theo kế hoạch những gói thầu thuộc dự án cao tốc đường bộ Bắc - Nam sẽ hoàn thành vào cuối năm sau. Đây là thời điểm hết sức quan trọng tác động trực tiếp đến tiến độ dự án.
Vì vậy nếu không được cung cấp đủ lượng đất đắp và cát, các gói thầu khó có thể hoàn thành và sẽ kéo theo sự chậm tiến độ của những phần việc xây lắp kế tiếp. Đặc biệt khi mùa mưa đang đến gần.
Việc thiếu vật liệu đắp nền đường không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn bộ dự án, mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình. Bởi hiện rất nhiều đoạn có nền đường yếu, cần có vật liệu để gia tải chờ lún khoảng 6 tháng đến 1 năm, nhưng hiện vẫn chưa tìm được nguồn cung cấp vật liệu đê thi công.
Thiếu 30 - 50% vật liệu xây dựng cho cao tốc đường bộ Bắc - Nam
Nhu cầu sử dụng vật liệu để phục vụ thi công cho toàn dự án cao tốc đường bộ Bắc - Nam là rất lớn. Riêng khối lượng đất đắp ước tính là 61 triệu m3. Khối lượng đá các loại khoảng 21 triệu m3 và cát các loại khoảng 11 triệu m3.
Theo kế hoạch ban đầu, sẽ có 178 mỏ đất với trữ lượng trên 161 triệu m3, tức cao gấp hơn 2,5 lần nhu cầu đã được quy hoạch để cung cấp cho dự án. Nhưng thực tế chỉ có 79 mỏ đủ điều kiện khai thác với trữ lượng thấp hơn nhu cầu khoảng 8 triệu m3.
Theo các đơn vị thi công, thực tế nguồn vật liệu cung cấp cho dự án không thiếu về trữ lượng. Vấn đề phát sinh khó khăn vừa qua là do nhu cầu vật liệu tăng cao đột biến để phục vụ xây dựng dự án.
Tuy nhiên, thủ tục cấp phép khai thác mỏ theo quy định cần nhiều thời gian và công tác quản lý nhà nước về giá gặp nhiều khó khăn khiến nguồn cung nguyên liệu không kịp với cầu.
Cần thêm hướng dẫn trong cấp phép vật liệu làm đường
Để tháo gỡ khó khăn nguồn cung vật liệu đắp nền đường cho dự án cao tốc đường bộ Bắc - Nam phía Đông, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 60 về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng cho dự án này để đẩy nhanh tiến độ thi công.
Theo Bộ GTVT, đây là những tháo gỡ quan trọng giúp đẩy nhanh thời gian cấp mới cũng như tăng khả năng cung cấp của các mỏ vật liệu xây dựng đã cấp phép. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, vẫn cần thêm những hướng dẫn cụ thể từ các Bộ ngành chức năng để các doanh nghiệp và địa phương có thể triển khai thuận lợi hơn.
Thực tế cho thấy cần thêm hướng dẫn trong cấp phép vật liệu làm đường từ các Bộ ngành chức năng. Ảnh: VGP.
Theo nghị quyết của Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố có dự án cao tốc đi qua, được phê duyệt các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã có trong quy hoạch, không cần đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, theo các đơn vị thi công, đây là tháo gỡ lớn nhưng vẫn mất rất nhiều thời gian.
Cũng theo nghị quyết, đối với các mỏ khoáng sản đã cấp phép, đang hoạt động, còn thời hạn khai thác được phép quyết định nâng công suất đến 50%, không phải lập dự án điều chỉnh, đánh giá tác động môi trường.
Nghị quyết cũng yêu cầu các địa phương xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân không làm tròn trách nhiệm hoặc bao che cho hành vi đầu cơ, nâng giá vật liệu để trục lợi. Bởi lẽ đã xuất hiện tình trạng, lợi dụng khan hiếm nguồn cung, một số đơn vị đã đẩy giá vật liệu lên cao gấp 2-3 lần so với giá dự toán ban đầu.
Theo Bộ GTVT, hiện các địa phương có dự án cao tốc đi qua đã bàn giao 97% chiều dài mặt bằng. 3% còn lại chủ yếu do địa phương chưa hoàn thành khu tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật. Đây là điều kiện thuận lợi để các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ dự án.
Sau khi hoàn thành 11 đoạn dự án với hơn 300 km cao tốc đã được khai thác, tuyến cao tốc Bắc - Nam sẽ có hơn 1.000 km. Đáp ứng nhu cầu vận tải, khắc phục tình trạng ách tắc và tai nạn trên quốc lộ 1.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!