Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tạo cơ hội cho ASEAN

Minh Long (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ năm, ngày 20/09/2018 09:34 GMT+7

VTV.vn - Bloomberg cho biết ASEAN đang đón một làn sóng đơn đặt hàng mới và hoạt động dịch chuyển sản xuất, khi các công ty đánh giá lại kế hoạch kinh doanh ở Trung Quốc và Mỹ.

"Không ai thắng trong chiến tranh thương mại" là điều mà các chuyên gia kinh tế vẫn nói. Nhưng theo hãng tin Bloomberg, các DN ở Đông Nam Á đang tìm cách chứng minh nhận định đó là sai qua bài viết mới nhất của mình.

Cuộc khảo sát mới đây do AmCham Trung Quốc và AmCham Thượng Hải thực hiện cho thấy khoảng 1/3 trong số hơn 430 công ty Mỹ đang làm ăn tại Trung Quốc được hỏi cho biết đã và đang xem xét chuyển sản xuất ra nước ngoài. Trong đó, Đông Nam Á là điểm đến được lựa chọn nhiều nhất. Hội đồng Phát triển thương mại Hong Kong (Trung Quốc) cũng khuyến nghị các doanh nghiệp Hong Kong tìm đến Đông Nam Á như một "vịnh tránh bão".

Bloomberg có câu chuyện của công ty tên Phú Tài sản xuất đồ nội thất dự báo xuất khẩu sang Mỹ tăng 30% vì nhận được nhiều đơn đặt hàng từ đây. Tương tự là công ty Star Microelectronics Thailand chuyên đồ điện tử. Các câu chuyện như thế cũng diễn ra tại Malaysia. Các ngành đắc lợi được kể đến là sản xuất ô tô, hải sản, cao su, du lịch, xuất khẩu trái cây…

Một bài báo khác cùng quan điểm nhưng góc nhìn là từ trong nước. VnExpress cũng cùng nhận định về cơ hội xuất khẩu cho những mặt hàng thay thế vốn trước đây thuộc về Trung Quốc hay Mỹ.

Lấy quan điểm từ một công ty chứng khoán, họ đánh giá ngành dệt may và da giày sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nhờ 2 khía cạnh. Đầu tiên là đồng NDT mất giá so với USD và VND giúp các doanh nghiệp trong nước nhập được vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da giày giá rẻ hơn. Thứ hai là có thể lấy thêm được thị phần từ tay doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh.

Kỳ vọng này ngay lập tức phản ánh vào giá cổ phiếu. Hai phiên giao dịch gần đây trên thị trường chứng khoán, tất cả những mã cổ phiếu lớn liên quan đến ngành dệt may đều có diễn biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức phải lưu tâm, nhất là các doanh nghiệp Việt nằm trong chuỗi cung ứng liên quan đến các sản phẩm của Trung Quốc bị đánh thuế và áp lực từ việc phá giá.

Việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ không trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng xuất khẩu nguyên vật liệu và linh kiện từ Việt Nam sang Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng nếu xuất khẩu của Trung Quốc yếu đi. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp Trung Quốc có thể tìm các nước thứ ba để "né thuế" và Việt Nam có thể trở thành một điểm trung chuyển như vậy.

Tại WEF ASEAN vừa qua, chủ đề này cũng được thảo luận và nhiều diễn giả từ McKinsey hay First Eastern cũng nhìn thấy cơ hội cho Việt Nam hay nội khối ASEAN. 

Cuộc chiến thương mại là thực tế hiện hữu nhưng nếu liên kết nội khối ASEAN chặt chẽ hơn có thể giải quyết được mọi vấn đề nhưng không nên lơ là, bởi bài học quá khứ giữa Nhật Bản - Mỹ vài chục năm trước, kịch bản xấu là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung lần này này diễn ra trường kỳ trong 40 - 50 năm.

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội vẫn để ngỏ Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội vẫn để ngỏ Những 'vũ khí' có thể được Trung Quốc sử dụng đáp trả Mỹ Những "vũ khí" có thể được Trung Quốc sử dụng đáp trả Mỹ Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Mỹ dồn Trung Quốc vào bàn đàm phán Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Mỹ dồn Trung Quốc vào bàn đàm phán

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước