CEO Lazada: Thách thức lớn nhất của thương mại điện tử lúc này là sức mua sụt giảm

Chinh Vũ-Thứ ba, ngày 27/09/2022 19:47 GMT+7

VTV.vn - Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Lazada, thách thức lớn nhất của ngành thương mại điện tử lúc này là sức mua sụt giảm và các công ty khởi nghiệp khó huy động vốn vốn đầu tư.

Áp lực lạm phát đẩy mặt bằng lãi suất tăng, nguy cơ suy thoái tại nhiều nền kinh tế lớn đang gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu.

Ngành công nghệ đã chứng kiến làn sóng cắt giảm chi phí. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay, hơn 20.500 nhân sự tại các công ty công nghệ đã bị sa thải trên thế giới, mức cao nhất trong 2 năm qua.

Doanh nghiệp công nghệ làm gì để ứng phó? Phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với ông James Dong - Tổng Giám đốc Tập đoàn Lazada, về vấn đề này.

PV: Chào ông, áp lực lạm phát và nguy cơ suy thoái là những thách thức lớn nhất với kinh tế thế giới lúc này. Ngành thương mại điện tử sẽ chịu tác động ra sao?

CEO Lazada: Thách thức lớn nhất của thương mại điện tử lúc này là sức mua sụt giảm - Ảnh 1.

Ông James Dong - Tổng Giám đốc Tập đoàn Lazada.

Ông James Dong - Tổng Giám đốc Tập đoàn Lazada: "Nguy cơ suy thoái và lạm phát chắc chắn ảnh hưởng đến ngành bán lẻ. Chúng tôi đã thấy hành vi của người tiêu dùng thay đổi. Họ bắt đầu lựa chọn các sản phẩm giá rẻ hơn, kích thước nhỏ hơn, cũng như tìm kiếm nhiều hơn các khuyến mãi theo gói, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi. Thách thức lớn nhất của toàn ngành thương mại điện tử lúc này là sức mua sụt giảm và các công ty khởi nghiệp startup khó huy động vốn đầu tư. Tôi cho rằng ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam sẽ ít hơn so với các nước, nhờ vào tăng trưởng GDP ấn tượng".

PV: Chúng ta cũng đang thấy một làn sóng sa thải, cắt giảm chi phí đang diễn ra với các công ty công nghệ toàn cầu. Doanh nghiệp thương mại điện tử đang làm gì để ứng phó với khó khăn?

Ông James Dong - Tổng Giám đốc Tập đoàn Lazada: "Những năm trước các startup trong ngành thương mại điện tử chú trọng đến tăng trưởng với chi phí cao, nhưng giờ khi bối cảnh biến động nhanh chóng, các nhà đầu tư và cả startup lại tìm kiếm lợi nhuận, phát triển bền vững hơn. Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh lại cách vận hành. Trong giai đoạn khó khăn này do không bị phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư và mở rộng tuyển dụng tại thị trường Việt Nam".

PV: Trong lúc khó khăn chiến lược cạnh tranh "đốt tiền" nổi tiếng của ngành thương mại điện tử có lẽ không còn phù hợp. Ông nghĩ chiến lược cạnh tranh tiếp theo sẽ là gì, đặc biệt với thị trường mới nổi như Việt Nam?

Ông James Dong - Tổng Giám đốc Tập đoàn Lazada: "Chiến lược của doanh nghiệp giờ sẽ tập trung cải thiện trải nghiệm người dùng nhiều hơn trước. Kinh nghiệm có được từ nhiều thị trường đã dạy cho chúng tôi bài học rằng, khi tập trung đầu tư cho các yếu tố nền tảng như cơ sở hạ tầng, công nghệ thì doanh nghiệp sẽ có đủ nội lực vượt qua khó khăn. Chẳng hạn như trong thời điểm đại dịch khó khăn nhất tại Việt Nam, chúng tôi vẫn duy trì được một phần hoạt động giao hàng phục vụ người dùng, nhờ đã có một thời gian dài trước đó đầu tư xây dựng kho vận của riêng mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều này tại Việt Nam và mong sẽ gặt quả ngọt trong dài hạn".

PV: Cảm ơn ông đã dành thời gian cho VTVMoney!

Quản lý thuế thương mại điện tử: Phương pháp nào là tối ưu? Quản lý thuế thương mại điện tử: Phương pháp nào là tối ưu?

VTV.vn - Khoảng 3,5 triệu lượt là số lượng khách hàng trung bình truy cập các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước