Chi phí đầu vào tăng, ngành ẩm thực tìm cách bình ổn giá

Trịnh Huyền-Thứ sáu, ngày 18/03/2022 10:43 GMT+7

VTV.vn - Áp lực tăng chi phí đầu vào đang khiến các DN kinh doanh ngành hàng ẩm thực, đồ uống phải cân nhắc giữa việc tăng hay tiếp tục bình ổn giá để thu hút khách hàng.

Kinh doanh nhà hàng món Âu tại một biệt thự 160 m2, chi phí mặt bằng là điều áp lực nhất với chủ nhà hàng trong 2 năm dịch bệnh. Cùng với đó, nguyên liệu đều là hàng nhập khẩu, nên cũng tăng giá theo giá cước vận tải quốc tế. Chủ nhà hàng quyết định đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, mở thêm tiệm hoa trên một phần diện tích sẵn có, để nâng cao hiệu suất kinh doanh.

"Chi phí đầu vào tăng, từ giá gas, giá xăng, giá vận chuyển tăng nhưng chúng tôi luôn luôn nghĩ rằng sẽ không tăng giá với khách hàng. Ngược lại, chúng tôi cắt giảm chi phí, ví dụ như kết hợp share mặt bằng để kinh doanh thêm lĩnh vực ngoài của chúng tôi nữa là lĩnh vực hoa. Hay về nhân sự, chúng tôi có thể kết hợp vừa làm việc bên hoa, vừa bên nhà hàng để chi phí về nhân công giảm đi", ông Tô Thanh Tân, chủ nhà hàng, chia sẻ.

Chi phí đầu vào tăng, ngành ẩm thực tìm cách bình ổn giá - Ảnh 1.

Theo Savills Việt Nam, chi phí mặt bằng là chi phí đầu vào khá lớn đối với doanh nghiệp ngành F&B. (Ảnh minh họa - Ảnh: PLO)

Còn tại một cửa hàng phở, chủ cửa hàng lựa chọn tiết giảm chi phí bằng việc gia tăng công nghệ để giảm chi phí nhân công, như đầu tư chiếc máy 5 phút có thể thái được 5 cân hành, việc một nhân viên làm phải mất nguyên buổi sáng mới hoàn thành được. Bên cạnh đó, cửa hàng tận dụng cơ hội du lịch mở cửa trở lại cho kế hoạch nâng cao hiệu suất hoạt động.

"Chúng tôi kết hợp các combo về ẩm thực, với du lịch để tăng công suất hoạt động của quán. Mục tiêu tháng tới của chúng tôi là đạt 80 - 100% công suất. Như vậy, vấn đề tăng chi phí về nguyên liệu, xăng dầu... không ảnh hưởng khi chúng tôi tăng công suất lên đến 100%", bà Dương Thị Hồng Hạnh, chủ hộ kinh doanh phở, cho biết.

Theo Savills Việt Nam, chi phí mặt bằng là chi phí đầu vào khá lớn đối với doanh nghiệp ngành F&B. Thời điểm hiện tại, doanh nghiệp nên lựa chọn những mặt bằng phù hợp và linh hoạt phương thức bán hàng mới có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh.

"Các cửa hàng F&B khi lựa chọn mặt bằng thì nên cố gắng để tối ưu hóa giá trị và khả năng sử dụng mặt bằng thông qua các kênh từ khách xung quanh, khả năng tiếp cận đối với nhóm đối tượng shipper delivery có phù hợp hay không để có thể linh động hóa mô hình kinh doanh trong suốt 5, thậm chí 10 năm thuê mặt bằng", bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao về tư vấn quản lý cho thuê, Savills Việt Nam, nhận định.

Nghiên cứu của Savills cũng chỉ ra rằng, dịch bệnh COVID-19 không làm thay đổi nhu cầu ăn uống của người dân TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Mặc dù tiện ích về giao hàng tại nhà đang được tận dụng tối ưu, nhưng người tiêu dùng vẫn mong muốn duy trì trải nghiệm ăn uống tại chỗ. Bài toán kinh doanh sẽ nằm ở khả năng kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp, để sớm ổn định khách hàng và gia tăng doanh thu.

Doanh nghiệp nỗ lực giữ giá, bình ổn thị trường Doanh nghiệp nỗ lực giữ giá, bình ổn thị trường

VTV.vn - Để bình ổn thị trường, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, các doanh nghiệp, chuỗi phân phối đang khẩn trương đưa ra giải pháp kìm giá hàng hóa, bảo vệ người tiêu dùng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước