CPI tháng 8 tăng do nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao. Ảnh: VTV News
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, đáng chú ý là thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,18%; giáo dục tăng 0,47%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,14%. Nguyên nhân khiến CPI tháng 8 tăng là do giá dịch vụ y tế điều chỉnh tăng theo bước 2, đã góp phần làm CPI tăng khoảng 0,28%.
Trong khi đó, một số nhóm hàng giảm là: Giao thông giảm 1,97%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,14%. Các nguyên nhân làm giảm CPI là do nguồn cung lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào nên giá lương thực và giá thực phẩm giảm nhẹ. Giá xăng dầu được điều chỉnh giảm vào ngày 20/7 và ngày 4/8 tổng cộng 1.270 đồng/lít, giá dầu diezel giảm 630 đồng/lít cũng đã làm cho chỉ số giá của nhóm giao thông giảm và đóng góp vào mức giảm chung của CPI.
Trong tháng 8, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Bình quân 8 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, lạm phát chung (tăng 1,91%) và lạm phát cơ bản (tăng 1,81%) khá sát với nhau, điều này thể hiện, chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!