Chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ tăng bất chấp lạm phát, khan hàng

Lê Tuyển (PV Đài THVN thường trú tại Mỹ)-Thứ tư, ngày 27/10/2021 12:05 GMT+7

VTV.vn - Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 10 đã tăng đột biến lên 113,8 điểm. Liệu người dân dự định chi tiêu nhiều vào cuối năm có thực sự đáng mừng với nền kinh tế?

Tổ chức Conference Board vừa công bố chỉ số niềm tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 10 đã tăng một cách đột biến lên 113,8 điểm, so với mức 109,8 điểm của tháng 9. Đây là lần đầu tiên chỉ số này bật tăng trở lại sau 3 tháng suy giảm liên tiếp.

Niềm tin tiêu dùng là thước đo rất quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ nói chung và với cả thị trường chứng khoán nói riêng. Người dân yên tâm vào thu nhập trong tương lai, nên sẽ tự tin chi tiêu nhiều hơn, từ đó giúp thúc đẩy nền kinh tế.

Conference Board cho rằng kết quả có được là do nỗi lo về sự lây lan của biến thể Delta đã giảm. Tỷ lệ người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền mua những món hàng lớn đã tăng trong tháng này. Đây là dấu hiệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng sẽ thúc đẩy tăng trưởng.

Thị trường cũng "đồng ý" với nhận định như vậy nên chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng điểm kỷ lục ngay sau khi dữ liệu được công bố.

Chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ tăng bất chấp lạm phát, khan hàng - Ảnh 1.

Niềm tin tiêu dùng là thước đo rất quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ nói chung và với cả thị trường chứng khoán nói riêng. (Ảnh minh họa - Ảnh: The New York Times)

Theo CNBC, chi tiêu tiêu dùng nội địa chiếm tới 70% hoạt động kinh tế của Mỹ. Vì vậy, các chuyên gia thường theo dõi rất chặt để đưa ra phán đoán tốt hơn về tăng trưởng GDP. Trước đó, niềm tin tiêu dùng Mỹ đã có 3 tháng lao dốc liên tục, nên việc nó tăng trong tháng 10 đã khiến các chuyên gia không khỏi ngạc nhiên.

Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán vui mừng là điều dễ hiểu, bởi người dân sẽ chi tiêu nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa các ngành sản xuất, dịch vụ tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học ngạc nhiên là có lý do của họ.

Theo Nhật báo phố Wall, nhiều người dự kiến chi tiêu vào những khoản lớn như mua nhà, mua xe hay trang thiết bị trong nhà. Tuy nhiên trang này lo lắng, trong ngắn hạn lạm phát có thể tăng lên mức cao nhất trong 13 năm qua, nghĩa là giá cả các mặt hàng sẽ còn tăng.

Trong khi các nhà kinh tế e ngại rằng đó là sự tự tin của người tiêu dùng, nhưng việc có hàng để mua không và hàng mua có chuyển về kịp hay không còn là câu chuyện khác, nên số liệu tiêu dùng thực tế sẽ còn bị ảnh hưởng.

Trang Business Insider đồng tình. Trang này bình: "Tâm lý đổ xô mua hàng cuối năm đang đổ thêm dầu vào ngọn lửa khủng hoảng khan hàng hiện nay".

Các cảng và nhà kho đang vật lộn với việc khan hàng, khan cả công nhân vận chuyển. Cảng lớn nhất của Mỹ đang chứng kiến lượng hàng hóa thông quan tăng 30%, trong khi số công nhân vận chuyển hàng cũng giảm tới 28%.

Vì vậy theo trang báo, chi tiêu tiêu dùng tăng đang tạo nên hy vọng cho sự hồi phục của nền Mỹ, nhưng giải pháp tốt nhất, nhanh nhất để giảm bớt sự căng thẳng về đứt gãy chuỗi cung ứng hiện nay tại Mỹ lại là việc người tiêu dùng nên cắt giảm chi tiêu hoặc chỉ nên chi tiêu những thứ thực sự cần thiết.

Người Mỹ đối mặt với “cơn ác mộng” chuỗi cung ứng: Tiền có nhưng khó mua hàng Người Mỹ đối mặt với “cơn ác mộng” chuỗi cung ứng: Tiền có nhưng khó mua hàng

VTV.vn - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là mùa mua sắm, mùa lễ hội, tuy nhiên năm nay chuỗi cung ứng đứt gãy đang tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước