Chính sách tỷ giá Việt Nam được đánh giá cao

Chí Sơn-Thứ bảy, ngày 05/10/2013 14:00 GMT+7

 Trong suốt gần 2 năm qua, tỷ giá giữa VND và USD liên tục được giữ ổn định và nếu có điều chỉnh thì cũng là sự điều chỉnh nhẹ nhàng, thích hợp, đúng liều lượng...

Điều này không chỉ thể hiện sự cam kết của cơ quan điều hành đối với thị trường mà còn gây dựng, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Nhưng điểm sáng nhất của chính sách tỷ giá trong 2 năm qua còn là mức tăng kỷ lục của dự trữ ngoại hối. Các chuyên gia uy tín ở cả trong và ngoài nước đều phải thừa nhận rằng, Việt Nam đã vượt qua tâm bão khủng hoảng kinh tế và chính sách tỷ giá là một trong những thành tựu nổi bật nhất.

Bấp bênh, bị động, luôn phải chạy theo sau thị trường, các cơn sốt USD tại thời điểm ấy đã thể hiện sự co giật của thị trường… đó là những hình ảnh dễ nhớ nhất về thị trường ngoại tệ 2 năm về trước đối với Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa.

Ông cho rằng: “Sự ổn định của thị trường ngoại tệ trong suốt gần 2 năm qua là điều mà các cộng đồng doanh nghiệp, thậm chí đến cả người dân cũng có thể cảm nhận được. Nhưng trong mắt các chuyên gia về kinh tế thì điều sáng nhất trong chính sách tỷ giá của Việt Nam 2 năm qua không chỉ là sự giữ ổn định, linh hoạt tỷ giá, mà còn đưa mức dự trữ ngoại hối của quốc gia tăng cao kỷ lục trong bối cảnh kinh tế khó khăn, lạm phát 2 con số".

‘ Ảnh minh họa

Lạm phát được kiềm chế, tỷ giá được giữ ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao kỉ lục… những thông số này đã góp phần làm nên sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Và các tổ chức quốc tế khi nhìn nhận đánh giá về các chính sách, điều hành của Việt Nam nhằm ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và những kết quả ban đầu đạt được từ chính sách tiền tệ nói riêng cũng đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và thừa nhận.

Bà Chirstine Largarde, TGĐ Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF cho hay: “Quyết tâm cải thiện nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam khiến tôi đặc biệt ấn tượng. Tiếp xúc với Thủ tướng của các bạn, tôi thấy ông ấy thực sự am tường về toàn bộ tình hình. Chúng tôi cũng thảo luận về quyết tâm của Thủ tướng đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo và ổn định nền kinh tế thông qua đồng thời cả hai yếu tố: thứ nhất là ổn định tài chính, chính sách tiền tệ; thứ hai là tiếp tục cải tổ hệ thống ngân hàng và khối doanh nghiệp Nhà nước”.

Như vậy, với cả chiến lược cải tổ tổng thể đang được thực thi, hy vọng là Việt Nam sẽ vừa đạt được sự ổn định, vừa hy vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng từ mức hơn 5% hiện nay.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước