Nếu số tiền đi vay vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu với DN sản xuất, các lĩnh vực còn lại vay vượt quá 4 lần thì chi phí trả lãi vay sẽ không được tính vào chi phí khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bộ Tài chính cho rằng khống chế chi phí lãi vay sẽ hạn chế tình trạng chuyển giá bởi đã có nhiều doanh nghiệp FDI chuyển hàng nghìn tỷ đồng tiền lãi thành chi phí vốn vay trả cho công ty mẹ khiến ngân sách thất thu. Đồng thời, đề xuất này cũng giúp lành mạnh hóa tình hình tài chính của DN. Tuy nhiên, nhiều DN lo ngại sẽ gặp khó khăn khi vay vốn đầu tư hoặc vay mua nguyên liệu sản xuất, đặc biệt khi đa phần các DN Việt Nam đang hoạt động dựa trên vốn vay.
Dự thảo Luật khống chế chi phí lãi vay theo tỷ lệ vay nợ so với vốn chủ sở hữu. Còn Nghị định 20 về quản lý thuế với giao dịch liên kết, chi phí này không được vượt quá 20% lợi nhuận thuần, chi phí lãi và khấu hao phát sinh. Với 2 cách tính khác nhau, nhiều DN lo ngại sẽ lúng túng khi thực hiện.
Việc khống chế tỷ lệ vay vốn là phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng các chuyên gia nhấn mạnh đây là chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải chịu. Nếu vội vàng áp dụng không đúng thời điểm, không phù hợp cách tính sẽ khiến DN không có điều kiện mở rộng sản xuất, làm giảm tăng trưởng tín dụng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!