Trung Quốc vừa ban hành một số quy định mới về các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu và quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Trung Quốc, sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022.
Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp của Việt Nam cũng phải tuân thủ một loạt những quy định mới chưa có tiền lệ nếu muốn tiếp tục xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc.
Vải, nhãn, dưa hấu, chuối là 4 loại sản phẩm của Hải Dương xuất khẩu nhiều vào thị trường Trung Quốc. Địa phương này đã khẩn trường quy hoạch được 98 mã vùng trồng và 73 cơ sở đóng gói xuất khẩu đi Trung Quốc. Trước những thay đổi mới nhất từ thị trường này, địa phương luôn cập nhật để không bị đứt gãy việc xuất khẩu.
9 tháng đầu năm, Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 của nông lâm, thủy sản Việt Nam. Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN.
Công ty Ameii Việt Nam - chuyên xuất khẩu các loại hoa quả sấy khô vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp cho biết đã chủ động mở rộng vùng nguyên liệu, lên kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến theo đúng tiêu chuẩn xuất khẩu vào Trung Quốc, để việc xuất khẩu không bị đứt gãy.
Trong bối cảnh hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc ngày càng cao, theo một số chuyên gia để vượt qua các rào cản kỹ thuật này thì tại các địa phương, doanh nghiệp cần tổ chức lại sản xuất, đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
9 tháng đầu năm, Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 của nông lâm, thủy sản Việt Nam, đạt gần 6,8 tỷ USD chiếm 19% thị phần, vì vậy bất kể những thay đổi nào trong chính sách nhập khẩu của Trung Quốc đều tác động không nhỏ tới thị trường của Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!