Chủ tịch SSI: Để tạo động lực tăng trưởng cần chấp nhận một số DN phá sản

Hoàng Nam - Bằng Việt-Thứ tư, ngày 17/06/2020 18:55 GMT+7

VTV.vn - Theo Chủ tịch CTCP Chứng khoán SSI Nguyễn Duy Hưng, hỗ trợ những đối tượng có nền tảng yều ớt đôi khi là lực cản cho trong các DN cùng ngành.

Theo kế hoạch trong tuần này, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua các nội dung của dự thảo Nghị quyết giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng, bên cạnh nội dung này, Chính phủ xem xét để có thể kéo dài thêm thời gian giãn thuế hơn. Tuy nhiên, có nhất thiết phải cứu doanh nghiệp bằng mọi giá, tăng thời gian ưu đãi giãn thuế liệu có là "đơn thuốc" để doanh nghiệp phục hồi? 

Dưới đây là góc nhìn từ ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch CTCP Chứng khoán SSI.

Chủ tịch SSI: Để tạo động lực tăng trưởng cần chấp nhận một số DN phá sản - Ảnh 1.

Chủ tịch CTCP Chứng khoán SSI Nguyễn Duy Hưng

Doanh nghiệp phá sản là điều không ai mong muốn nhưng theo ông chúng ta có nên dốc toàn lực để cứu tất cả hay không?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Khi Chính phủ cố hỗ trợ các doanh nghiệp có nền tảng yếu, bản thân doanh nghiệp có sống cũng yếu ớt và gặp bất cứ vấn đề gì cũng khủng hoảng tương tự. Doanh nghiệp đó sống lại ngăn cản rất nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành nghề không phát triển.

Theo quan điểm của tôi, hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh bằng các gói kích thích của Chính phủ là cần thiết nhưng không nhất phải đặt mục tiêu giữ doanh nghiệp nào cũng cần sống mà chấp nhận phá sản một số doanh nghiệp là chuyện tất yếu, đồng thời đấy là động lực tốt cho kinh tế phát triển.

Chủ tịch SSI: Để tạo động lực tăng trưởng cần chấp nhận một số DN phá sản - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Có ý kiến là những gói hỗ trợ hiện nay có thể đúng "thuốc" nhưng chưa đủ liều lượng, vì vậy nên tăng ưu đãi giãn thuế từ 5 tháng lên 12 tháng, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Thực ra cũng phải cân đối vì thuế là thứ duy nhất thu ngân sách quốc gia. Nếu cứ giãn hết lấy gì chi ngân sách. Vì vậy nếu có một gói kích cầu nào đấy phải bằng chính sách và bằng khoản tiền trong quỹ dự phòng đưa ra, tất cả đẩy vào thuế sẽ dẫn tới tình trạng tổng thể nền kinh tế bị kiệt quệ. Nếu không có thu, Chính phủ sẽ không có chi.

Cảm ơn những chia sẻ của ông!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước