Việc đạt được thỏa thuận tạm thời về trần nợ công đã giúp Chính phủ Mỹ tránh được nguy cơ đối mặt với tình trạng vỡ nợ.
Chi tiết những thỏa thuận sơ bộ này chưa được công bố và vẫn được chuyên gia của Chính phủ, Quốc hội thảo luận chi tiết, để được Quốc hội phê chuẩn trước ngày 5/6 - ngày Chính phủ Mỹ được dự báo sẽ hết tiền chi trả các khoản nợ đến hạn.
Những thông tin đầu tiên cho biết, các khoản chi không liên quan đến quốc phòng sẽ được giữ nguyên trong 2 năm tới và tăng 1% vào năm 2025. Các chương trình hỗ trợ y tế được giữ nguyên.
Thỏa thuận cũng nâng giới hạn nợ 31,4 nghìn tỷ USD trong hai năm. Tuy nhiên các khoản chi để thực thi đạo luật giảm lạm phát phải cân đối lại.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: AP)
Tổng thống Mỹ mô tả ý nghĩa của thỏa thuận này là một thỏa hiệp tốt cho nước Mỹ, ngăn chặn vỡ nợ, có thể dẫn đến suy thoái kinh tế.
Trong khi đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ nói rằng thỏa thuận là sự cắt giảm chi tiêu mang tính lịch sử, những cải cách từ việc cắt giảm này sẽ giúp mọi người thoát khỏi nghèo đói và có việc làm.
Không đạt được thỏa thuận, Chính phủ Mỹ sẽ không còn tiền để trả các khoản phúc lợi xã hội và các chương trình hỗ trợ khác, hậu quả là nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, làm gia tăng thất nghiệp.
Khi nền kinh tế Mỹ suy thoái, các đối tác thương mại lớn của Mỹ, trong đó có Việt Nam, cũng sẽ bị ảnh hưởng. Việc bán hàng vào Mỹ sẽ không được nhiều như trước đây.
Nhà đầu tư Mỹ lo ngại về trần nợ công VTV.vn - Nếu trần nợ không được thông qua đúng hạn, xếp hạng tín nhiệm của nước Mỹ sẽ giảm sút, trái phiếu chính phủ bị bán ra, đồng USD sẽ mất giá.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!