Có hay không lỗ hổng cho vay thế chấp hàng hóa?

KTCT-Chủ nhật, ngày 12/05/2013 11:37 GMT+7

Ảnh: VTV

 Sau hàng loạt các vụ vỡ nợ tín dụng, dư luận đang đặt ra câu hỏi có hay không những lỗ hổng trong hoạt động cho vay thế chấp bằng hàng hóa?

Hiện nay, không ít ngân hàng đang tổ chức các khóa cấp tốc để bổ túc cho nhân viên của mình các kỹ năng về siết nợ, thẩm định hay về giám sát hàng hóa đảm bảo cho vốn vay.

Tại sao lúc này các kĩ năng này lại đặc biệt cần thiết đến như vậy? Câu trả lời do ngày càng có nhiều vụ vỡ nợ tín dụng, nhiều vụ siết nợ, khi ngân hàng “ngã ngửa” ra rằng hàng hóa thế chấp “không cánh mà bay” hay hàng hóa thế chấp của mình cũng cùng lúc được thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau.

Điển hình như vụ vỡ nợ tại Công ty cổ phần Inox Việt - Mỹ tại Hà Nội. Công ty này đã thế chấp hết inox để vay hơn 200 tỷ đồng tại các ngân hàng. Đến khi không trả được nợ, các ngân hàng mới vỡ lẽ có đến 5 - 6 ngân hàng khác cùng nhận thế chấp kho hàng này. Bảo vệ, xe tải được huy động để phong tỏa kho hàng mà theo tìm hiểu chẳng còn mấy giá trị.

Tại Phú Thọ, một số đối tượng đã thế chấp các dây chuyền sản xuất để vay tiền ngân hàng, sau đó bán tháo tài sản thế chấp mà ngân hàng không biết. Phú Thọ là tỉnh đầu tiên của cả nước tiến hành khởi tố 30 vụ bán tháo tài sản thế chấp, gây thiệt hại cho ngân hàng hàng trăm tỷ đồng.

Mới đây nhất là vụ thế chấp khống của Công ty Công Chính (Lâm Đồng). Công ty câu kết với nhân viên ngân hàng và công ty giám định hàng hóa thế chấp khống hơn 11.000 tấn cà phê, lừa đảo chiếm đoạt của ngân hàng gần 560 tỷ đồng. Cách đây vài ngày, tòa án đã kết án tù chung thân cho giám đốc công ty này.

Các vụ việc trên có điểm chung là đều cho vay thế chấp bằng hàng hóa và gây thất thoát hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng của ngân hàng. Sự liên tiếp của các vụ việc này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Có hay không lỗ hổng trong hoạt động cho vay thế chấp bằng hàng hóa hiện nay?

‘ Luật sư Trần Minh Hải trong cuộc trao đổi với phóng viên

Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành công ty Luật Basico cho biết: “Việc cho vay và nhận thế chấp hàng hóa là sản phẩm kinh doanh đặc thù rủi ro của ngân hàng. Trong hoạt động này khẳng định là có rất nhiều lỗ hổng trong việc cho vay và quản lý tài sản”.

Theo ông Hải, có 2 loại lỗ hổng gồm lỗ hổng liên quan tới trước khi cho vay và lỗ hổng sau khi cho vay. Cụ thể, lỗ hổng trong qua trình cho vay, thẩm định vay vốn để đảm bảo có đúng khách hàng kinh doanh hàng hóa và số lượng hàng hóa đó hay không.

Tiếp đó, lỗ hổng nằm ở khâu quản lý các rủi ro trong quá trình kiểm tra, giám sát cũng nhận bảo đảm hàng hóa tránh rủi ro, thất thoát, trùng hàng…Lỗ hổng quan trọng nhất là lỗ hổng trong việc kiểm tra số lượng, chất lượng hàng định kỳ để bảo đảm rủi ro mất vốn, mất tài sản cho ngân hàng.

Để hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến lỗ hổng trong việc cho vay thế chấp bằng hàng hóa, quý khán giả có thể theo dõi cuộc trao đổi của phóng viên VTV với ông Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành công ty Luật Basico, người có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về các vụ liên quan đến thế chấp hàng hóa tại đây.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước