Đáng chú ý, bình quân mỗi tháng CPI tăng 0,37% so với tháng trước, cao hơn rất nhiều so với mức 0,03% của 6 tháng đầu năm 2017. Mặt bằng giá các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu như lương thực, thực phẩm ngày càng tăng cao trong những tháng gần đây không chỉ gây áp lực cho công tác điều hành giá của các cơ quan chức năng, mà còn khiến nhiều tiểu thương và người tiêu dùng cảm thấy lo lắng.
6 tháng đầu năm 2018, các nhân tố tăng giá chủ yếu xuất phát từ yếu tố thị trường, công tác quản lý, bình ổn giá của các bộ ngành, địa phương dù được triển khai quyết liệt, song những hạn chế trong việc tổ chức hệ thống phân phối cũng khiến giá cả tăng cao.
Lạm phát nửa đầu năm 2018 đã áp sát mục tiêu Quốc hội đề ra. Chính phủ và các bộ ngành cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện để tránh gây tác động lên chỉ số giá tiêu dùng cả năm.
Sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự khẩn trương, đồng bộ và quyết liệt triển khai các biện pháp bình ổn giá cả mà các Bộ, ngành đã và đang thực thi cho thấy, các cơ quan quản lý đang mong muốn điều hành sự tăng giá của hàng hóa đúng với quỹ đạo, mục tiêu đã đề ra là 4%.
CPI năm 2017 sẽ đạt mục tiêu dưới 4 VTV.vn - Theo các chuyên gia, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2017 đã được kiểm soát tương đối tốt bởi đến thời điểm này vẫn nằm trong giới hạn Quốc hội cho phép.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!