Một trong những nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 3 tăng mạnh nhất trong vòng 5 trở lại đây đó là do giá dịch vụ y tế và giáo dục tăng. Trong đó, đáng chú ý kể từ 1/3, giá dịch vụ y tế đã có mức tăng mạnh nhất tới 32,9%.
Thế nhưng, CPI tháng 3/2016 tăng mạnh khiến lạm phát quý I/2016 cũng tăng 1,25% so với cùng kì năm 2015. Theo đại diện Tổng cục Thống kê, từ nay đến cuối năm sẽ có nhiều yếu tố tác động đến CPI như giá dịch vụ y tế có thể điều chỉnh tháng 7, giá dịch vụ giáo dục tăng từ tháng 9, thậm chí, có khả năng lạm phát sẽ vượt mức 5% mà Quốc hội đề ra.
Cùng chung ý kiến này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng việc giá xăng dầu tăng trở lại hồi 21/3 cũng là yếu tố tác động đến CPI tháng 4/2016 và CPI cả năm 2016.
Không chỉ vậy, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn vừa qua tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng được dự báo sẽ tạo ra sự khan hiếm và khiến giá lúa gạo tăng lên trong những tháng tiếp theo. Bên cạnh đó, việc ban hanh thuế tự vệ đã khiến mặt hàng như thép tăng giá đến 20% trong thời gian qua. Chính bởi cộng hưởng nhiều yếu tố nên việc lo ngại lạm phát năm 2016 tăng là có cơ sở.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!