Cước vận tải biển tăng gây khó cho doanh nghiệp

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 24/02/2022 20:29 GMT+7

VTV.vn - Doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do cước vận tải biển vẫn trong xu hướng tăng và tình trạng thiếu container rỗng.

Tỉnh Lạng Sơn tiếp tục kéo dài thời hạn tạm thời dừng tiếp nhận xe chở mặt hàng hoa quả tươi lên cửa khẩu đường bộ của tỉnh này để xuất khẩu sang Trung Quốc đến hết ngày 5/3, bởi lượng xe đang ùn ứ tại các cửa khẩu vẫn còn khoảng 1.900 xe, chưa kể 1.200 xe tồn ở cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh.

Trong bối cảnh đó, việc chuyển sang phương thức vận tải khác, như đường biển là phương án đang được khuyến khích. Tuy nhiên, đường biển cũng đang bộc lộ những điểm khó khiến các doanh nghiệp thiệt hại kinh tế hoặc nguy cơ mất đơn hàng.

Trung bình mỗi tháng, Công ty CP Ameii Việt Nam xuất hơn 40 container cà rốt, chủ yếu đi Hàn Quốc. Tất cả đều bằng đường biển. Nếu năm 2021, cước vận tải biển mỗi container là khoảng 1.000 USD, thì thời điểm này đã tăng lên 1.800 USD, thậm chí hơn 2.000 USD.

Cước vận tải biển tăng gây khó cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Vận tải bằng đường biển đang bộc lộ những điểm khó khiến các doanh nghiệp thiệt hại kinh tế hoặc nguy cơ mất đơn hàng. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Giá cước đi các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Trung Đông... cũng đều tăng, khiến doanh nghiệp đã phải hủy một số đơn hàng xa.

"Việc chi phí vận chuyển tăng cao ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, cũng như sản lượng xuất khẩu. Việc thiếu hụt vỏ container cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi triển khai đơn hàng xuất khẩu do không có container để đóng hàng", bà Ngô Thị Hồng Thu, Tổng Giám đốc Công ty CP Ameii Việt Nam, cho biết.

Cửa khẩu ùn ứ, một số doanh nghiệp đã phải quay sang đường biển từ cảng Hải Phòng hay các cảng phía Nam, chi phí vận chuyển đội thêm vài triệu đồng/xe. Chưa kể, nhiều lô hàng đưa về cảng, nhưng không tìm được tàu phải quay trở lại. Doanh nghiệp vừa mất phí, vừa bị hỏng hàng hóa, nhất là hoa quả tươi. Không chỉ vậy, không phải các container từ cửa khẩu về đều đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu bằng đường biển.

"Hàng hóa vận tải bằng đường biển bắt buộc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế đề ra, đặc biệt là hàng đông lạnh, cần thêm các yêu cầu kỹ thuật cao hơn, liên quan đến bảo quản, đóng gói. Đối với hàng nông sản cần có bộ hồ sơ xuất khẩu theo quy định quốc tế, có mã số vùng trồng, có chứng thư kiểm dịch", Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam Hoàng Hồng Giang nhấn mạnh.

Cục Hàng Hải Việt Nam cũng cho biết, để giải quyết các nút thắt tại cảng biển hiện nay, Cục đã phối hợp với các bộ ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, tăng cường kiểm tra công tác niêm yết giá và đề nghị các hãng tàu nước ngoài bô sung thêm tàu, container, kêu gọi giảm giá cước cũng như dịch vụ liên quan để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn khó khăn này.

Cước vận tải biển từ Trung Quốc đi Đông Nam Á tăng gấp 10 lần Cước vận tải biển từ Trung Quốc đi Đông Nam Á tăng gấp 10 lần

VTV.vn - Cước vận tải biển từ Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á đã tăng vọt lên mức kỷ lục mới, cao gấp 10 lần so với mức trước đại dịch COVID-19.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước