Đẩy mạnh thu hút vốn FDI, dự án có chất lượng vào Việt Nam

Thùy Linh (t/h)-Thứ sáu, ngày 24/07/2020 09:26 GMT+7

VTV.vn - Đẩy mạnh thu hút vốn FDI nhưng cần hướng tới việc chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ, bảo vệ môi trường là tiêu chí chủ yếu để đánh giá.

Thông tin trên là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trong cuộc họp mới đây về thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài

Phó Thủ tướng nêu rõ, cần ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý đặc biệt coi trọng phát triển doanh nghiệp, thành phần kinh tế khác của Việt Nam; có giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển.

Nhấn mạnh đây là thời điểm thuận lợi Việt Nam thu hút có chọn lọc dòng vốn đầu tư nước ngoài mới, phù hợp với nhu cầu của đất nước, Phó Thủ tướng lưu ý, cần nhận diện rõ, xử lý thách thức khách quan và chủ quan trong hợp tác đầu tư nước ngoài; có hành động, giải pháp đột phá, kịp thời thu hút dòng vốn.

Nhiều cơ hội để "đón sóng" FDI

Hiện Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn với lợi thế cạnh tranh sẵn có; cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư; vị thế trên trường quốc tế ngày càng tăng; cùng với các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tích cực, hiệu quả.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, với tình hình kiểm soát dịch bệnh đang rất khả quan như hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chắc chắn sẽ "nhắm" đến Việt Nam nhiều hơn và giảm bớt đầu tư ở Trung Quốc.

Đẩy mạnh thu hút vốn FDI, dự án có chất lượng vào Việt Nam - Ảnh 1.

Việt Nam đang có nhiều cơ hội để "hút" vốn ngoại. Ảnh minh họa.

Mới đây, Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) đã công bố danh sách 30 doanh nghiệp nước này được Chính phủ hỗ trợ chi phí để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Lào. Một nửa danh sách này là các công ty đăng ký dịch chuyển sang Việt Nam, gồm doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Phần lớn số công ty được trợ cấp để sang Việt Nam thuộc lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp sản xuất liên quan đến chất bán dẫn, linh kiện điện thoại, máy điều hoà hay module điện... 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước