ĐBQH: Cần linh hoạt các cơ chế thu chi ngân sách Nhà nước

Đức Chung - Trần Hiền - Hoàng Huy-Thứ năm, ngày 05/11/2020 15:27 GMT+7

VTV.vn - Nhiều ý kiến liên quan đến công tác giám sát, xây dựng các cơ chế linh hoạt trong việc thu, chi ngân sách Nhà nước đã được các đại biểu Quốc hội nêu ra.

Sáng 5/11, Quốc hội tiếp tục họp phiên toàn thể tại Nghị trường để thảo luận về các vấn đề kinh tế - xã hội. Đánh giá cao nỗ lực điều hành nền kinh tế trong điều kiện dịch bệnh chưa từng có, hầu hết các đại biểu đều ghi nhận những kết quả đạt được trong năm nay và giai đoạn 5 năm vừa qua.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường - đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, một trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô là nợ công hiện đang được kiểm soát tốt. Trên nền tảng đó, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các chính sách linh hoạt, không ngại vay thêm, miễn là có cách quản trị hiệu quả, chi vốn đến đúng đối tượng để tạo ra đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế.

"Các nhà quản trị giỏi không phải chỉ là những người chỉ biết tiêu tiền của mình, mà quan trọng phải biết dùng tiền người khác để sinh sôi nảy nở ngay trong tay mình. Tỷ lệ nợ công hiên nay đang giảm ở mức khá thấp, do vậy tôi cho rằng chúng ta phải nghĩ đến chiến lược huy động thêm tiền bên ngoài để các doanh nghiệp trong nước được vay lại đầu tư kinh doanh. Điều này sẽ có hiệu quả hơn nhiều lần so với chúng ta dựa vào các nguồn vốn FDI từ bên ngoài", đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu.

ĐBQH: Cần linh hoạt các cơ chế thu chi ngân sách Nhà nước - Ảnh 1.

Đại biểu Hoàng Văn Cường - đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội.

Về phía thu ngân sách Nhà nước, một số đại biểu cho rằng, Chính phủ cần bổ sung, mở rộng cơ sở thuế để tăng tính bao quát. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý để chống thất thu thuế.

Đại biểu Trần Quang Chiểu - đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định cho biết: "Cần quyết liệt hơn trong thanh tra kiểm tra, xử lý, chống chuyển giá, nợ thuế… thì chúng ta có huy vọng hoàn thành chỉ tiêu huy động 20-21% thuế, phí vào nguồn thu ngân sách Nhà nước".

Các đại biểu cũng cho rằng, cần đầu tư cho đổi mới khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường trục dọc kết nối TP.HCM với ĐBSCL để hỗ trợ thông thương 80% lượng hàng hóa của vùng này bằng đường bộ cũng là các vấn đề cần được ưu tiên đối với nguồn chi ngân sách.

Cải thiện cơ cấu thu chi Ngân sách Nhà nước Cải thiện cơ cấu thu chi Ngân sách Nhà nước

VTV.vn - Đánh giá kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm 2016 - 2020 cho thấy tỷ trọng dự toán chi thường xuyên đã giảm dần.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước