Đáng lo ngại hơn là các tin nhắn này lại xuất hiện trong luồng tin nhắn quen thuộc mà các ngân hàng thường xuyên gửi tới khách hàng. Trong thời gian cận kề Tết nguyên đán Tân sửu, tình trạng này thậm chí còn đang có dấu hiệu gia tăng.
Theo các chuyên gia, hacker đã sử dụng 1 trong 3 phương thức sau để gửi tin nhắn mạo danh, lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng.
Thứ nhất: Dựa vào lỗ hổng bảo mật trên hệ thống quản trị của các đơn vị cung cấp tin nhắn theo tên thương hiệu brandname
Thứ hai: Thiết lập 1 tin nhắn sms brandname giống hệt của các ngân hàng, trên các điện thoại thông minh, các tin nhắn cùng một người gửi sẽ được gửi nhóm chung khiến khách hàng nhầm lẫn. Do đó, nhiều người sẽ không mảy may nghi ngờ và đăng nhập tài khoản, rồi mất tiền oan
Thứ ba là sử dụng mã độc đang nằm trên điện thoại nạn nhân để chèn nội dung tin nhắn vào luôn sẵn có.
Đặc biệt, theo các ngân hàng, người dùng tuyệt đối không truy cập các đường link, liên kết trong tin nhắn/email lạ hoặc không rõ nguồn gốc. Các ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật của khách hàng dưới bất cứ hình thức nào
Ngoài thủ đoạn trên, thời gian gần đây nhiều ngân hàng còn cảnh báo đến người dùng chiêu thức lừa đảo mới trong dịp cuối năm thông qua hình thức giả mạo hợp đồng vay vốn, website/fanpage, tin nhắn nhằm chiếm đoạt tài sản và thông tin khách hàng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!