"Kịch bản" gửi tin nhắn giả đầu số ngân hàng lừa đảo ngày càng tinh vi

Hoài Linh-Thứ sáu, ngày 05/02/2021 15:22 GMT+7

VTV.vn - Nhu cầu thanh toán đột biến, cộng với các khoản lương, thưởng dịp Tết đổ vào tài khoản khiến các tội phạm công nghệ đẩy mạnh hoạt động.

Khách hàng nhận được tin nhắn từ đầu số chính thức của ngân hàng, kèm theo đó là cảnh báo người dùng và yêu cầu đăng nhập vào link gửi kèm để "khắc phục" - cách thức giả mạo tinh vi này tác đang gia tăng đáng kể dịp cuối năm. Hiện đã có 3 ngân hàng ghi nhận phản hồi của khách hàng về tình trạng này là Sacombank, TPBank và ACB.

Tin nhắn được gửi tới khách hàng, cùng hiển thị như các tin nhắn mà ngân hàng vẫn gửi tới báo biến động số dư tài khoản. Trong đó, có nội dung cảnh báo khách hàng đang tiêu dùng ở nước ngoài và đề nghị khách hàng xác minh không phải mình bằng cách đăng nhập vào đường link gửi kèm. Đường link này khá giống đường link chính thức của ngân hàng, có thêm một hoặc một vài ký tự lạ, mà nếu không để ý, khách hàng rất dễ nhầm lẫn.

Nếu khách hàng truy cập vào đường link, sẽ vào trang web giả mạo với giao diện được thiết kế khá giống với trang web chính thức của ngân hàng. Nếu khách hàng đăng nhập, sẽ bị đánh cắp thông tin tài khoản và có thể bị mất tiền trong tài khoản.

Kịch bản gửi tin nhắn giả đầu số ngân hàng lừa đảo ngày càng tinh vi - Ảnh 1.

Tin nhắn giả đầu số ngân hàng để lừa đảo.

Trên thực tế, đã ghi nhận một số trường hợp bị thiệt hại, dù không quá lớn. Việc giả mạo tin nhắn, sử dụng đầu số brandname - chính thức của các nhà băng xuất hiện khoảng 2 tuần nay. Sacombank đã ghi nhận khoảng 200 trường hợp là khách hàng hiện hữu và cả khách hàng tiềm năng.

Theo quy trình hiện nay, tin nhắn được đi qua cổng nhắn tin của các ngân hàng với mức bảo mật được đánh giá là có tính bảo mật cao. Sau đó sẽ được chuyển tới đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ tin nhắn rồi tới nhà mạng, sau mới tới khách hàng.

Các chuyên gia công nghệ đánh giá, lỗ hổng bảo mật có thể xuất hiện trong 2 khâu trung gian hoặc bị hack trên chính điện thoại của khách hàng. Hiện các ngân hàng đang tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các bên liên quan để tăng cường các biện pháp bảo mật, bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Dịp cận Tết, nhu cầu thanh toán qua các kênh ngân hàng điện tử hay mobile banking tăng 50% do với ngày thường. Cá biệt có những ngày tăng tới 100%. Nhu cầu thanh toán đột biến, cộng với các khoản lương thưởng dịp Tết đổ vào tài khoản khiến các tội phạm công nghệ đẩy mạnh hoạt động.

Để bảo vệ tài khoản của mình tốt nhất, không có cách nào hơn là việc nâng cao cảnh giác của chính chủ tài khoản.

Đầu số ACB, TPBank và Sacombank gửi tin nhắn lừa đảo Đầu số ACB, TPBank và Sacombank gửi tin nhắn lừa đảo

VTV.vn - Hình thức mạo danh ngân hàng này vừa mới xuất hiện một vài ngày nay, đúng mùa cao điểm thanh toán Tết của các khách hàng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước