Doanh nghiệp Anh và vấn đề yếu kém trong khâu quản lý

Anh Dũng (PV Đài THVN thường trú tại Anh)-Thứ ba, ngày 11/12/2018 10:02 GMT+7

Ảnh minh họa: The Guardian

VTV.vn - Giới doanh nghiệp Anh không chỉ có một mối lo ngại về tương lai thiếu chắc chắn do tác động từ Brexit mà cùng với đó là không ít vấn đề xuất phát từ chính nội tại của mình

Năng suất làm việc của các doanh nghiệp Anh vốn được cho là đã và đang tụt hậu so với phần còn lại của châu Âu, không chỉ vậy, tư duy và công tác quản lý cũng bị đánh giá là còn bộc lộ nhiều yếu kém.

Tờ The Guardian đặt ra câu hỏi: "Nhiều doanh nghiệp Anh chật vật để duy trì hoạt động, nguyên nhân là do đâu?".

Ở Anh đang tồn tại một bài toán khó về năng suất lao động của doanh nghiệp nội. Báo cáo từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh cho thấy, trong số các doanh nghiệp lớn, với trên 250 nhân viên, tỷ lệ doanh nghiệp ngoại đang chiếm khoảng 1/4.

Danh sách này bao gồm những tên tuổi lớn như Siemens, Nissan, JP Morgan hay Nestle, vàso sánh về năng suất lao động,các doanh nghiệp đứng đầu bảng này đang có năng suất lao động cao gấp đôi so với doanh nghiệp Anh ở quy mô tương đương. Sự chênh lệch này còn lớn hơn, lên tới 3 lần, nếu xét phân khúc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cỡ vừa.

Doanh nghiệp Anh và vấn đề yếu kém trong khâu quản lý - Ảnh 1.

Các nghiên cứu từ chuyên gia của Ngân hàng Trung ương Anh cũng cho thấy, doanh nghiệp ngoại tại Anh không chỉ trả lương cao, công việc ổn định mà còn đóng vai trò đi đầu trong xu hướng về các mô hình kinh doanh mới và tạo ảnh hưởng ngược lại lên các doanh nghiệp nội. The Guardian chọn một hình ảnh so sánh gần gũi, giống như cách đội tuyển Arsenal những năm 90 của Arsene Wenger đã thành công ra sao và tạo ảnh hưởng ngược lại lên giải Ngoại hạng thế nào.

Thống kê khác cũng cho thấy, sự chênh lệch về năng suất lao động cũng có nguyên nhân liên quan mật thiết từ mô hình doanh nghiệp. 64% doanh nghiệp nội hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ở Anh là doanh nghiệp dạng gia đình, có năng suất thuộc loại yếu nhất và thấp hơn 20% so với các doanh nghiệp đến từ Đức.

Câu trả lời cho sự vật lộn để sinh tồn của không ít doanh nghiệp Anh theo The Guardian nằm trong chính tư duy cốt lõi của doanh nghiệp. Tờ báo này đưa ra ý kiến từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh rằng, không ít doanh nghiệp theo mô hình gia đình đã tồn tại tới 3 đến 4 thế hệ. Qua thời gian dài hoạt động, lối tư duy an toàn,có phần lạc hậu, nguyên nhân sâu xa là sợ mất đi danh tiếng và ngại thay đổi khiến cho họ khó thích nghi với sự chuyển biến liên tục của nền kinh tế.

Một chuyên gia khác từ trường Kinh tế và khoa học chính trị London LSE cho biết thêm, có một thực tế đáng lo ngại là vai trò của người quản lý có thực lực đang bị đánh giá chưa đúng mức. Ngoài các quản lý cấp cao của doanh nghiệp, không ít cá nhân chịu trách nhiệm một bộ phận trong công ty lại chưa qua đào tạo chuyên môn đầy đủ trong lĩnh vực của mình.

Tuần này, một hội thảo chính sách liên quan đến chiến lược phát triển công nghiệp trong tương lai diễn ra tại Anh. Nhiều ý kiến lại cho rằng, trước khi đặt các chiến lược, mục tiêu mới, có lẽ nên bắt đầu chính từ việc nghiên cứu, đánh giá lại và có giải pháp cải thiện năng lực quản lý hiện nay của các doanh nghiệp nội.

Nhu cầu kho chứa hàng hóa tại Anh tăng vọt trước ngày rời EU Nhu cầu kho chứa hàng hóa tại Anh tăng vọt trước ngày rời EU Thị trường tài chính Anh chao đảo vì thỏa thuận sơ bộ Brexit Thị trường tài chính Anh chao đảo vì thỏa thuận sơ bộ Brexit Thỏa thuận Brexit tác động như thế nào tới nền kinh tế Anh? Thỏa thuận Brexit tác động như thế nào tới nền kinh tế Anh?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước