Còn hơn 1 tháng nữa sẽ là Tết Nguyên đán, cao điểm bán hàng của nhiều doanh nghiệp bánh kẹo. Tuy nhiên năm nay, trước tình hình dịch COVID-19, nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo của người tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi.
Theo nhiều doanh nghiệp, so với thời điểm này mọi năm, lượng tiêu thụ bánh kẹo đang giảm từ 10 - 30% tùy từng loại.
Khi nhận thấy các kênh phân phối hàng truyền thống gặp khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, một số doanh nghiệp mạnh tay đầu tư để xây dựng kênh bán hàng trực tuyến. Không chỉ phục vụ khách hàng lẻ mua online, mà ngay cả các đại lý cũng đặt trực tiếp trên app.
Nhiều doanh nghiệp cho biết, để tăng sức mua, họ đã tiết giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành cho các sản phẩm phục vụ Tết, phù hợp với mức chi tiêu tiết kiệm hơn của phần lớn người tiêu dùng. Năm nay, họ vẫn mở mới được thêm 3 thị trường nên lợi nhuận vẫn tăng trưởng 100%.
(Ảnh minh họa - Ảnh: dangcongsan)
Một số doanh nghiệp khác cho biết, họ linh hoạt kế hoạch sản xuất theo tuần, ký gửi sản phẩm cho nhà phân phối.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, dự kiến giá trị hàng hóa phục vụ Tết Nhâm Dần chỉ tương đương với Tết năm 2020, khoảng 39.000 tỷ đồng, vì dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, tác động đến đời sống và thu nhập của người dân.
"Tăng cường thương mại điện tử để phục vụ nhu cầu của người dân, hạn chế tập trung đông người, tránh tiếp xúc tại các trung tâm thương mại, siêu thị", bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho hay.
Hiện tại, Hà Nội có 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 449 chợ truyền thống, ngoài ra còn có các kênh bán hàng đa phương tiện qua website, hotline, app… sẵn sàng phục vụ hàng Tết cho người tiêu dùng.
Doanh nghiệp không còn lúng túng với F0 VTV.vn - Với việc tăng độ phủ vaccine, lập khu xử lý F0, doanh nghiệp đã tự tin hơn, chuyển trạng thái từ bị động sang chủ động, tránh ảnh hưởng đến nhịp tăng sản xuất mùa cuối năm
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!