“Gồng mình” chịu phí, doanh nghiệp vẫn giảm giá để kích cầu

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 25/12/2021 10:46 GMT+7

VTV.vn - Để kích cầu mua sắm cuối năm, nhiều doanh nghiệp hàng tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh đã phải đưa ra nhiều giải pháp để giảm giá, mặc dù chi phí đầu vào vẫn tăng cao.

Giảm giá 30% các sản phẩm chế biến như: giò lụa, thịt tẩm ướp, hạt nêm... để có thể tăng được sản lượng hàng bán ra là giải pháp của Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN). Để làm được điều này, đồng nghĩa doanh nghiệp chấp nhận cắt giảm hết lợi nhuận và phải tái cơ cấu lại bộ máy sản xuất.

"Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu làm sức bán ra của doanh nghiệp giảm từ 20 - 25%. Mặt khác, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao buộc doanh nghiệp phải gồng mình chịu khoản chi phí này trong thời gian nhất định", ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN), chia sẻ.

“Gồng mình” chịu phí, doanh nghiệp vẫn giảm giá để kích cầu - Ảnh 1.

Người tiêu dùng đang có xu hướng thặt chặt chi tiêu, ngay cả trong dịp cuối năm. (Ảnh minh họa - Ảnh: NLĐ)

Tại TP Hồ Chí Minh, qua khảo sát hơn 11.000 doanh nghiệp trong quý 3/2021, có đến 85% doanh nghiệp bị khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành vẫn là yếu tố đầu tiên được khách hàng đưa lên bàn cân trong túi chi tiêu trước tác động của dịch bệnh COVID-19. Do vậy bài toán kéo giảm giá bán, nhưng chất lượng sản phẩm không thay đổi là thách thức không nhỏ với nhiều doanh nghiệp.

"Gần như 80% nhóm hàng của chúng tôi chưa tăng giá để kích cầu tiêu dùng. Chúng tôi phải chấp nhận hòa vốn hoặc chịu lỗ một chút. Chúng tôi chưa thể vì đầu vào tăng mà chúng tôi tăng", bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm (FFA), cho hay.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, trong tháng cuối năm và chuẩn bị nguồn hàng cho Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các doanh nghiệp không tăng sản lượng nhiều so với các năm trước. Thay vào đó, các doanh nghiệp chuẩn bị sẵn nguyên phụ liệu, nếu nhà phân phối tăng mức đặt hàng hoặc thị trường khởi sắc sẽ lập tức tăng tốc sản xuất để tránh rơi vào tình trạng dư hàng dội chợ vì khó dự báo được sức mua.

Gói kích cầu nào cho nền kinh tế trước áp lực rủi ro lạm phát? Gói kích cầu nào cho nền kinh tế trước áp lực rủi ro lạm phát?

VTV.vn - Lạm phát năm nay có thể được kiểm soát ở mức thấp dưới 4%. Tuy nhiên, rủi ro lạm phát vẫn còn áp lực rất lớn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước